CHÍNH SÁCH HỒ TRỢ TẠO VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG MÃN HẠN TÙ Ở VIỆT NAM

Thứ năm - 09/05/2019 16:05

     Tội phạm là một hiện tượng xã hội tiêu cực và luôn mang bản chất giai cấp mà bất kỳ quốc gia nào cũng gặp phải. Các hoạt động tội phạm luôn đi ngược lại với lợi ích xã hội, gây ra thiệt hại cho cá nhân khác và cả xã hội. Vấn đề đấu tranh phòng, chống tội phạm ngăn ngừa các hành động phạm tội diễn ra, đặc biệt là việc đón nhận tội phạm mãn hạn tù về hòa nhập cộng đồng luôn là vấn đề các quốc gia ưu tiên quan tâm, nhất là trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay.
     
Trong những năm qua, tình hình tội phạm trong nước tiếp tục diễn biến phức tạp. Một số loại tội phạm mới xuất hiện như tội phạm tin học, tội phạm sử dụng công nghệ cao… với nhiều thủ đoạn hoạt động ngày càng tinh vi, tính chất tội phạm ngày càng nguy hiểm, gây nhiều hậu quả nghiêm trọng, đặc biệt người phạm tội có xu hướng trẻ hóa trong đó tội phạm là phụ nữ, người chưa thành niên chiếm tỷ lệ ngày càng cao.
     Với Việt Nam, Đảng và Chính phủ luôn bám sát thực tiễn đấu tranh phòng chống tội phạm, bổ sung để hoàn thiện pháp luật hình sự, hoàn thiện hệ thống pháp luật đấu tranh phòng chống tội phạm. Bên cạnh đó, một nội dung rất quan trọng được quan tâm là các chính sách đối với tội phạm mãn hạn tù hoàn lương hòa nhập cuộc sống. Đây là những chính sách mang tính nhân văn sâu sắc, giúp người mãn hạn tù có việc làm ổn định, có thu nhập chính đáng, có cơ hội và điều kiện để làm lại cuộc đời.
Một số chính sách nổi bật đó là:

      - Thông tư số 44/2016/TT-BLĐTBXH ngày 28/12/2016 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn chính sách đào tạo nghề nghiệp, tạo việc làm cho người chấp hành xong án phạt tù [1];
      - Nghị định sổ 86/2015/NĐ-CPngày 02/10/2015 của Chinh phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015-2016 đến năm học 2020-2021 đối với người mãn hạn tù đi học nghề [2];
      - Quyết định số 53/2015/QĐ-TTg ngày 20/10/2015 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách nội trú đối với học sinh, sinh viên học trung cấp, cao đẳng và các văn bản hướng dẫn liên quan [3];
      - Quyết định số 46/2015/QĐ-TTg ngày 28/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ về chinh sách hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng vả các văn bản hướng dẫn về chi phí đào tạo, tiền ăn và tiền đi lại [4];
      - Quyết định số 46/2015/QĐ-TTg ngày 28/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng vả các văn bản hướng dẫn về chi phí đào tạo, tiền ăn và tiền đi lại...

Cụ thể, người mãn hạn tù được hưởng các hỗ trợ như sau:
     Thứ nhất, người chấp hành xong án phạt tù tham gia đào tạo nghề nghiệp được hỗ trợ đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng, được hưởng các hỗ trợ về tiền đi lại, tiền lưu trú, tiền học phí. Đối với trường học đi học nghề, người mãn hạn tù được hỗ trợ chi phí học nghề, được tạo điều kiện để có nghề nhằm tìm kiếm việc làm, ổn định cuộc sống.
     Thời gian qua, công tác hỗ trợ học nghề, giải quyết việc làm cho người mãn hạn tù trở về địa phương, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã hướng dẫn các địa phương chủ động phối hợp với các đoàn thể, cơ quan chức năng chỉ đạo các cơ sở dạy nghề trên địa bàn tạo điều kiện cho người hưởng đặc xá, ân xá được học nghề trong các chương trình dạy nghề cho nông dân và một số dự án khác về đào tạo nghề và giải quyết việc làm. Đối với công tác dạy nghề tại các trung tâm, trại giam, các cấp, các ngành và địa phương thực hiện hỗ trợ kinh phí xây dựng nhà xưởng, cơ sở sản xuất phục vụ dạy nghề, vốn hỗ trợ từ Chương trình quốc gia việc làm để đầu tư sản xuất tạo việc làm cho người mãn hạn tù với kinh phí lớn để vừa sản xuất vừa hướng nghiệp dạy nghề.
      Thứ hai, trong những trường hợp đặc biệt, người mãn hạn tù không thuộc đối tượng hưởng các chính sách hỗ trợ theo quy định thông thường, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với các cơ quan liên quan trình ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là ủy ban nhân dân cấp tỉnh) xcm xét, quyết định chính sách hỗ trợ đào tạo nghề nghiệp cho các đối tượng này. Nguồn kinh phí được đảm bảo từ quỹ hòa nhập cộng đồng, quỹ xã hội, quỹ từ thiện và các nguồn khác theo quy định.
     Thứ ba, về tư vấn, giới thiệu việc làm. Căn cứ nhu cầu của người mãn hạn tù và thực tiễn thị trường lao động, Trung tâm dịch vụ việc làm tổ chức tư vấn, giới thiệu việc làm miễn phí cho người chấp hành xong án phạt tù theo các hình thức như sau: tư vấn trực tiếp; tư vấn tập trung; các phiên giao dịch việc làm; tư vấn qua điện thoại, trang thông tin điện tử. Trung tâm dịch vụ việc làm có trách nhiệm theo dõi tình trạng việc làm của người chấp hành xong án phạt tù do Trung tâm giới thiệu trong thời gian thực hiện hợp đồng lao động đối với hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng và trong thời gian 12 tháng đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc hợp đồng lao động xác định thời hạn.
     Thứ tư, về vay vốn đào tạo nghề nghiệp, tạo việc làm. Người hãn hạn tù có nhu cầu vay vốn đào tạo nghề nghiệp được vay vốn theo quy định tại Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg ngày 27/9/2007 của Thủ tướng Chính phủ quy định về tín dụng đối với học sinh, sinh viên [5]. Người mãn hạn tù có nhu cầu vay vốn tạo việc làm từ Quỹ quốc gia về việc làm được vay vốn theo quy định tại Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 09/7/2015 của Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm và các văn bản hướng dẫn [6]. Ngoài ra, căn cứ tinh hình kinh tế - xã hội địa phương, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu ủy ban nhân dân cấp tỉnh sử dụng các nguồn tín dụng khác để hỗ trợ cho vay ưu đãi đối với người chấp hành xong án phạt tù phát triển sản xuất, tạo việc làm.
     Thứ năm, về hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Người mãn hạn tù có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng thuộc đối tượng quy định tại các chính sách hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng thì được hỗ trợ theo quy định của pháp luật. Theo quy định tại Điều 21 Nghị Định Số: 136/2007/NĐ-CP quy định về điều kiện xuất nhập cảnh của công dân Việt Nam có ghi rõ [7]: Công dân Việt Nam ở trong nước chưa được xuất cảnh nếu đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc có liên quan đến công tác điều tra tội phạm; đang có nghĩa vụ chấp hành bản án hình sự; đang có nghĩa vụ chấp hành bản án dân sự, kinh tế; đang chờ để giải quyết tranh chấp về dân sự, kinh tế; đang có nghĩa vụ chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, nghĩa vụ nộp thuế và những nghĩa vụ khác về tài chính trừ trường hợp có đặt tiền, đặt tài sản hoặc có biện pháp bảo đảm khác để thực hiện nghĩa vụ đó. Như vậy, người mãn hạn tù có đủ điều kiện để đi làm việc tại nước ngoài.
     Thứ sáu, về trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội. Người mãn hạn tù thuộc đối tượng bảo trợ xã hội được hưởng các chính sách hỗ trợ theo quy định tại Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 của Chính ph quy định chế độ trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội và các văn bản hướng dẫn [7]. Trong Nghị định này, những người đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc được Nhà nước quan tâm, cho phép con cái họ được hưởng chế độ bảo trợ xã hội với mức hưởng và điều kiện hưởng theo quy định.

 

1 2
Hình ảnh phạm nhân chăm chú học nghề thủ công
 

     Trên đây là chế độ chính sách của Nhà nước đối với đối tượng mãn hạn tù quay lại hòa nhập với cộng đồng. Nhà nước đã quan tâm tạo điều kiện tối đa để những người này có cơ hội học một nghề ổn định, có nghề, tìm kiếm được việc làm, đảm bảo trang trải chí phí duy trì cuộc sống bình thường. Tạo niềm tin cho họ hoàn lương, trở thành người có ích cho cộng đồng và xã hội.
-----------------

 

[1] Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2016). Thông tư số 44/2016/TT-BLĐTBXH ngày 28/12/2016 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn chính sách đào tạo nghề nghiệp, tạo việc làm cho người chấp hành xong án phạt tù.
[2] Chính phủ (2015). Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 02/10/2015 của Chính phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015-2016 đến năm học 2020-2021.
[3] Thủ tướng Chính phủ (2015). Quyết định số 53/2015/QĐ-TTg ngày 20/10/2015 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách nội trú đối với học sinh, sinh viên học cao đẳng, trung cấp.
[4] Thủ tướng Chính phủ (2015). Quyết định số 46/2015/QĐ-TTg ngày 28/09/2015 của Thủ tướng Chính phủ, quy định chính sách hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng.
[5] Thủ tướng Chính phủ (2007). Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg ngày 27/9/2007 của Thủ tướng Chính phủ quy định về tín dụng đối với học sinh, sinh viên.
[6] Chính phủ (2015). Nghị định số 61/2015/NĐ-CP, ngày 09 tháng 07 năm 2015. Nghị định quy định  về  chính sách hỗ trợ tạo việc làm và quỹ quốc gia về việc làm.
[7] Chính phủ (2007). Nghị Định Số: 136/2007/NĐ-CP quy định về điều kiện xuất nhập cảnh của công dân Việt Nam.

 

Nguồn tin: Tạp chí Giáo dục

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Hỗ trợ

Bạn thấy website này như thế nào?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây