Kon Tum là tỉnh miền núi, biên giới, nằm ở Bắc Tây Nguyên với tổng diện tích tự nhiên 9.680,49 km². Dân số toàn tỉnh đến cuối năm 2018 đạt 533.000 người; DTTS chiếm 53,25%, với 28 dân tộc cùng sinh sống, trong đó có 7 dân tộc tại chỗ, gồm: Xơ đăng, Ba Na, Gia Rai, Giẻ -Triêng, Brâu, Rơ Măm, Hre (Hrê). Toàn tỉnh có 09 huyện, 01 thành phố với 102 xã, phường thị trấn. Toàn tỉnh có 03 huyện nghèo được thụ hưởng chính sách theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP, ngày 26/12/2008 của Chính phủ (huyện Kon Plông và Tu Mơ Rông và huyện Ia H’Drai).
Tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động khoảng 309.000 người (chiếm 58% dân số), trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo chung đạt 49,0%, qua đào tạo nghề đạt 32,0%. Toàn tỉnh có một khu công nghiệp và một khu kinh tế; số doanh nghiệp hoạt động có tham gia bảo hiểm thất nghiệp 1.602 doanh nghiệp (thời điểm tháng 12/2018); tổng số lao động đang làm việc trong các loại hình doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh là 20.239 người, trong đó số lao động đã qua đào tạo là 11.617 người, chiếm tỷ lệ 57,4% tổng số lao động.
Là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở LĐ-TB&XH, Trung tâm Dịch vụ việc làm (DVVL) có chức năng tổ chức thực hiện các dịch vụ công liên quan đến việc làm, dạy nghề cho người lao động (NLĐ) và người sử dụng lao động (Tư vấn học nghề, việc làm, chính sách, pháp luật lao động cho người lao động, người sử dụng lao động; giới thiệu việc làm cho NLĐ, cung ứng và tuyển lao động theo yêu cầu của người sử dụng lao động trong nước và đưa lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài); thực hiện chính sách Bảo hiểm thất nghiệp cho NLĐ theo quy định của pháp luật; Thu thập, phân tích, dự báo và cung ứng thông tin TTLĐ; tuyển, quản lý NLĐ Việt Nam làm việc cho tổ chức nước ngoài theo quy định. Trung tâm có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng. Thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo Quyết định số 1706/QĐ-SLĐTBXH ngày 22/12/2014 của Sở LĐ-TB&XH tỉnh Kon Tum nhất là giới thiệu việc làm cho NLĐ nói chung và đặc biệt là lao động người dân tộc thiểu số.
1. Kết quả phối hợp
- Nhằm đẩy mạnh các hoạt động thông tin, tuyên truyền, chia sẻ thông tin, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác tư vấn, giới thiệu việc làm, đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh; Chia sẻ thông tin TTLĐ, nhằm hoạch định chiến lược, chương trình, kế hoạch đào tạo gắn với nhu cầu của thị trường và tình hình thực tế về sử dụng nhân lực của doanh nghiệp. Hạn chế thấp nhất tình trạng HS, SV sau khi tốt nghiệp không có việc làm;
Định hướng cho NLĐ, học sinh sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở, trung học phổ thông lựa chọn, đăng ký học nghề phù hợp, đáp ứng nhu cầu sử dụng lao động của doanh nghiệp và TTLĐ; Hỗ trợ bồi dưỡng các kỹ năng cần thiết cho HS, SV sau khi tốt nghiệp tại các CSGDNN tìm được việc làm phù hợp với trình độ, năng lực và nguyện vọng của bản thân;
- Trung tâm DVVL thường xuyên trao đổi, chia sẻ thông tin TTLĐ với các CSGDNN, các trường THPT, THCS trên địa bàn toàn tỉnh, làm cơ sở xây dựng chương trình, kế hoạch đào tạo đáp ứng yêu cầu của TTLĐ ngắn hạn và dài hạn; thông tin kịp thời cho HS, SV,.. lựa chọn được ngành nghề đào tạo phù hợp với nhu cầu của xã hội.
- Phối hợp với các CSGDNN chia sẻ, nói chuyện, tập huấn các kỹ năng cần thiết cho HS, SV về nhu cầu tuyển dụng của TTLĐ.
- Phối hợp với các CSGDNN tổ chức Ngày việc làm, Phiên giao dịch, Hội nghị tư vấn giới thiệu việc làm, tạo điều kiện cho HS, SV tham gia nhằm cung cấp, chia sẻ thông tin, giúp NLĐ lựa chọn, đăng ký học nghề, tìm được việc làm phù hợp; hỗ trợ doanh nghiệp tuyển chọn được nguồn nhân lực có chất lượng.
- Tổ chức tư vấn, giới thiệu việc làm; hướng dẫn các kỹ năng cần thiết cho HS, SV trước khi tốt nghiệp để giúp các em tìm được việc làm phù hợp sau khi ra trường.
- Phối hợp tổ chức các hội thảo, hội nghị tiếp xúc doanh nghiệp, giới thiệu việc làm cho HS, SV trong quá trình đào tạo của trường. Quan tâm đào tạo gắn với giải quyết việc làm; đào tạo theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp trong nước, ngoài nước (xuất khẩu lao động), theo nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp và TTLĐ.
- Trung tâm thường xuyên chia sẻ thông tin về nhu cầu tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp để các CSGDNN xây dựng chương trình, kế hoạch đào tạo các ngành nghề đáp ứng nhu cầu của TTLĐ trong ngắn hạn và dài hạn.
- Các CSGDNN thường xuyên chia sẻ thông tin về nhu cầu tuyển sinh, đào tạo để Trung tâm DVVL có cơ sở tư vấn hướng nghiệp cho HS, SV, NLĐ, đoàn viên thanh niên có nhu cầu đăng ký học nghề tại các phiên giao dịch việc làm và hội nghị tư vấn giới thiệu việc làm.
- Các CSGDNN cung cấp thông tin về danh sách, số điện thoại sinh viên tốt nghiệp, kèm theo ngành, nghề, đào tạo (gửi về Trung tâm trước khi sinh viên tốt nghiệp) để Trung tâm Dịch vụ việc làm tổ chức tư vấn, giới thiệu việc làm, cung ứng lao động cho doanh nghiệp.
- Thực hiện công tác tư vấn, tuyển sinh và tổng hợp danh sách NLĐ nói chung và NLĐ hưởng trợ cấp thất nghiệp nói riêng có nhu cầu đăng ký học nghề để liên kết với các CSGDNN tổ chức đào tạo theo quy định.
Hỗ trợ doanh nghiệp tuyên truyền, tư vấn, tuyển dụng đào tạo nguồn nhân lực tại Trung tâm
Một số hình ảnh hoạt động của Trung tâm
![]() Dạy nghề cho NLĐ
hưởng trợ cấp thất nghiệp |
![]() Hội nghị về xuất khẩu lao động
|
![]() Đào tạo tiếng Hàn Quốc
|
Hoạt động Ngày việc làm tại Trung tâm DVVL Kon Tum
Đặc biệt, Trung tâm quan tâm đến tình hình cung cầu lao động quý III và dự báo TTLĐ quý IV/2019, đây là cơ sở quan trọng giúp cho việc kết nối giữa Trung tâm - CSGDNN - Doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Kon Tum cũng như các tỉnh khác theo định hướng 3 cùng. Một số kết quả đạt được của Trung tâm cho thấy:
2. Tình hình chung
Thực hiện chức năng nhiệm vụ được giao, trong quý III/2019, Trung tâm DVVL Kon Tum đã đẩy mạnh các hoạt động thu thập, cập nhật thông tin cung - cầu lao động thông qua các hoạt động như:
- Cử nhân viên khảo sát, cập nhật thông tin về lao động và nhu cầu tuyển dụng lao động của 54 doanh nghiệp, đơn vị kinh doanh trên địa bàn tỉnh. Trong đó, số doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng lao động trong năm là 22 đơn vị, với 381việc làm trống, đa dạng ngành nghề.
- Thu thập, khai thác thông tin về nhu cầu tuyển dụng của người sử dụng lao động và nhu cầu tìm việc làm của NLĐ trên Cổng thông tin điện tử: lkontum.vieclamvietnam.gov.vn; vieclamkontum.vn; qua hoạt động tổ chức các phiên giao dịch việc làm lưu động tại các huyện; tư vấn tuyển chọn lao động tại các xã, phường, thị trấn; thu thập qua đội ngũ cộng tác viên ở cơ sở về việc làm; thông tin đăng ký tuyển dụng qua Email, Facebook, điện thoại; báo, đài và giao dịch với nhà tuyển dụng, lao động tìm việc làm tại Trung tâm,...
Kết quả, có 55 doanh nghiệp, đơn vị trong tỉnh, ngoài tỉnh đăng ký tuyển dụng, với 3.804 việc làm trống và 195 NLĐ đăng ký tìm việc làm trong tỉnh, ngoài tỉnh, được thể hiện qua bảng tổng hợp sau:
TT |
Cung - Cầu lao động |
Tổng cộng |
T7 |
T8 |
T9 |
I |
Nhu cầu tuyển dụng lao động của doanh nghiệp, đơn vị |
3.804 |
368 |
235 |
3.201 |
1 |
Đại học, trên đại học |
62 |
2 |
20 |
40 |
2 |
Cao đẳng |
218 |
3 |
148 |
67 |
3 |
Trung cấp |
119 |
5 |
25 |
89 |
4 |
Công nhân kỹ thuật |
817 |
332 |
33 |
452 |
5 |
Lao động phổ thông |
2.588 |
26 |
9 |
2.553 |
II |
Nhu cầu đăng ký tìm việc làm của người lao động |
195 |
95 |
40 |
60 |
1 |
Đại học, trên đại học |
16 |
11 |
2 |
3 |
2 |
Cao đẳng |
13 |
5 |
5 |
3 |
3 |
Trung cấp |
3 |
0 |
3 |
0 |
4 |
Công nhân kỹ thuật |
1 |
0 |
1 |
0 |
5 |
Lao động phổ thông |
162 |
79 |
29 |
54 |
Tổng hợp nhu cầu tuyển dụng và nhu cầu tìm việc làm quý III/2019
Từ những kết quả thu thập, cập nhật, tổng hợp nêu trên, cho thấy tình hình cung - cầu lao động trong quý III/2019, ở địa phương cho thấy:
v Nhu cầu tuyển dụng lao động theo trình độ và nhóm ngành nghề
- Nhu cầu tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp trong quý III/2019, tăng 29,08% so với quý liền kề và tăng 176,51% so với cùng kỳ quý III/2018, ở một số nhóm trình độ, ngành nghề sau.
Biểu đồ so sánh cầu lao động quý III/2019 với quý II/2019 và qúy III/2018 theo trình độ
Nguyên nhân nhu cầu tuyển dụng lao động tăng trong quý, cho thấy tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phát triển ổn định, các doanh nghiệp mở rộng sản xuất, phân phối hàng hóa tiêu dùng tăng so với cùng kỳ năm trước; các doanh nghiệp tuyển dụng nhiều lao động ở các vị trí việc làm như nhân viên kinh doanh, phát triển thị trường, marketing, kế toán, quản lý, bán hàng; công nhân vận hành máy, sản xuất - gia công hàng công nghiệp; dệt, may, giày da, bàn ghế dân dụng xuất khẩu,...
v Cung, lao động tìm việc làm theo nhóm ngành nghề và trình độ
Nhu cầu tìm kiếm việc làm của NLĐ trong quý III/2019, tăng 6,56% so với cùng kỳ năm 2018 và giảm 23,23% so với quý liền kề quý II năm 2019, ở một số nhóm ngành và trình độ sau:
Biểu đồ so sánh cung lao động quý III/2019 với quý III/2018 và quý II/2019 theo nhóm ngành
- Nhu cầu tìm kiếm việc làm của NLĐ trong quý giảm ở tất cả các ngành nghề, trong đó, giảm nhiều nhất ở nhóm ngành: kinh doanh và quản lý 70,5% so với quý liền kề và giảm 82,7% so với quý III cùng kỳ năm 2018; nhóm công nghệ thông tin giảm 50% so với quý liền kề; nhóm ngành Nông, lâm, thủy sản giảm 37,5% so với quý liền kề và giảm 41,1% so với quý III cùng kỳ năm 2018,..
- Nhu cầu tìm việc làm của NLĐ chia theo trình độ, tăng ở nhóm trình độ cao đẳng (44,4%) và ngược lại giảm ở tất cả các trình độ, giảm nhiều nhất ở nhóm: công nhân kỹ thuật (giảm 80%) so với quý liền kề và (giảm 50%) so với quý cùng kỳ năm 2018; nhóm trung cấp (giảm 57,1%) so với quý liền kề và (giảm 62,5%) so với quý cùng kỳ năm 2018; nhóm đại học (giảm 52,9%) so với quý liền kề và (giảm 58,9%) so với quý III cùng kỳ năm 2018,…
Hội thảo kết nối cung - cầu lao động tại Trung tâm
3. Đánh giá cung - cầu lao động và kết quả kết nối việc làm quý III/2019
v Đánh giá cung - cầu lao động
- Cung - cầu theo trình độ
Tình hình cung - cầu lao động trong quý III/2019, phân theo trình độ chuyên môn có sự chênh lệch đáng kể, được thể hiện qua biểu đồ sau.
Biểu đồ so sánh giữa cung - cầu lao động quý III/2019, theo trình độ
Qua số liệu tổng hợp cung, cầu lao động ở biểu đồ trên cho thấy, sự mất cân đối giữa cung - cầu lao động theo trình độ, không có điểm chung, càng về hai cực của biểu đồ, khoảng cách chênh lệch giữa cung, cầu lao động ở các trình độ ngày càng lớn, vẫn tiếp tục diễn ra; như vậy, khoảng cách chênh lệch giữa cung, cầu nguồn nhân lực của địa phương chưa đáp ứng được nhu cầu của TTLĐ.
Nguyên nhân nhu cầu tuyển dụng lao động công nhân kỹ thuật và lao động phổ thông tăng, là do một số doanh nghiệp ngoài tỉnh, tuyển dụng hàng ngàn lao động vào làm việc trong các lĩnh vực sản xuất bàn ghế, gỗ xuất khẩu, ván ép, dệt, may mặc, giày da, sản xuất lắp rắp linh kiện điện tử,..
- Cung - cầu theo nhóm ngành nghề
Tình hình cung - cầu lao động trong quý, giữa các nhóm ngành luôn có sự mất cân đối, cụ thể ở một số nhóm ngành doanh nghiệp cần tuyển dụng nhiều lao động, nhưng lượng lao động đăng ký tìm việc làm thấp, được thể hiện biểu đồ sau:
Biểu đồ so sánh giữa cung - cầu lao động quý III/2019 theo nhóm ngành
Nhóm ngành sản xuất, may mặc, giày da, dệt (cầu 2200 lao động > cung 46 lao động); nhóm sửa chữa, lắp ráp, vận hành máy thiết bị (cầu 875 lao động > cung 55 lao động); nhóm kinh doanh và quản lý (cầu 238 lao động > cung 5 lao động).
Sự mất cân bằng giữa cung - cầu lao động trên địa bàn tỉnh. Nguyên nhân là, NLĐ lựa chọn ngành nghề học chưa phù hợp với sự phát triển của TTLĐ; trong khi đó, các doanh nghiệp của địa phương có quy mô vừa và nhỏ, chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực nông - lâm, công nghiệp chế tạo, phân phối hàng hóa tiêu dùng, cần tuyển dụng nhiều lao động có kinh nghiệm và công nhân kỹ thuật,.. Trong khi đó nhu cầu tìm việc làm của người lao động có trình độ đại học, cao đẳng, nhưng thiếu kinh nghiệm, phải chấp nhận làm việc trái ngành, nghề để ổn định đời sống, đó là những yếu tố ảnh hưởng đến sự mất cân bằng trong cung, cầu lao động trên TTLĐ hiện nay.
v Đánh giá chung về cung - cầu lao động và kết quả kết nối việc làm quý III/2019
Trong quý III/2019, Trung tâm DVVL đã đẩy mạnh công tác tư vấn, kết nối lao động tìm việc làm phù hợp với yêu cầu của nhà tuyển dụng (cung - cầu), với kết quả như sau:
TT |
KHOẢN MỤC |
Đơn vị tính |
Tổng cộng |
Phân theo trình độ |
||||
Đại học trở lên |
Cao đẳng |
Trung cấp |
Công nhân kỹ thuật |
Lao động phổ thông |
||||
01 |
Nhu cầu tuyển dụng lao động |
Người |
3.804 |
62 |
218 |
119 |
817 |
2.588 |
02 |
Hồ sơ ứng viên đăng ký tìm việc làm |
Người |
195 |
16 |
13 |
3 |
1 |
162 |
03 |
Lao động được doanh nghiệp tuyển dụng |
Người |
163 |
8 |
5 |
2 |
0 |
148 |
Bảng tổng hợp kết quả, kết nối cung - cầu lao động quý III/2019
Số liệu bảng trên cho thấy, nguồn cung lao động của địa phương đáp ứng được 5,12% so với tổng cầu lao động trong quý; số lượng ứng viên được trung tâm kết nối với các doanh nghiệp, phỏng vấn, tuyển dụng là 195 lao động. Trong đó, số lao động được các doanh nghiệp tuyển dụng có việc làm ổn định là 163 người, đạt 83,59% so với tổng ứng cử viên nộp hồ sơ đăng ký tìm việc làm tại trung tâm; giảm 21,10% so với quý liền kề và tăng 9,4% so với cùng quý 3 kỳ năm 2018. Mặc dù Trung tâm đã làm tốt công tác tư vấn, kết nối lao động tìm việc làm với nhà tuyển dụng, nhưng lượng cung lao động cũng chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu tuyển dụng của TTLĐ.
Nhu cầu tìm việc làm của NLĐ trong quý không có nhiều biến động, chủ yếu vẫn là lao động phổ thông và lao động có trình độ chuyên môn đại học, cao đẳng; trong khi đó, xu hướng của doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng nhiều lao động công nhân kỹ thuật, nhân sự có kỹ năng, kinh nghiệm làm việc. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến việc kết nối giữa nhà tuyển dụng với NLĐ thành công chưa cao.
v Về Lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài (XKLĐ)
Trong quý, có 98 lao động đăng ký đi làm việc ở nước ngoài và học tiếng Hàn, tạo nguồn dự thi Chương trình EPS, đi làm việc tại Hàn Quốc, tăng 92,16% so với cùng kỳ năm 2018 và giảm 7,55% so với quý liền kề; trong đó, lao động là người dân tộc thiểu chiếm 81,63% so với tổng số lao động đăng ký.
Số lao động đã xuất cảnh làm việc theo hợp đồng có thời hạn ở nước ngoài trong quý là 76 lao động, tăng 58,33% so với cùng kỳ năm 2018 và tăng 18,75% so với quý 2 liền kề năm 2019, lao động xuất cảnh làm việc chủ yếu ở thị trường A rập xê út, Trong đó, lao động người dân tộc thiểu số chiếm 88,15% trên tổng số lao động xuất cảnh làm việc theo hợp đồng có thời hạn ở nước ngoài. Nguyên nhân, lao động của địa phương tham gia đi xuất khẩu lao động tăng là do thị trường Arập xê út, yêu cầu trình độ thấp, người lao động còn được hỗ trợ chi phí xuất cảnh, rất phù hợp với điều kiện kinh tế gia đình và trình độ, năng lực của người lao động địa phương.
4. Nhận định xu hướng cung - cầu nhân lực quý IV/2019
Cùng với sự phát triển KT-XH của tỉnh, trong thời gian tới tiếp tục ổn định và thu hút nhiều tập đoàn kinh tế, doanh nghiệp mới thành lập, đầu tư sản xuất kinh doanh, tạo nhiều việc, có thêm nhiều cơ hội cho NLĐ, Trung tâm DVVL đã nhận định xu hướng, nhu cầu tuyển dụng nhân sự của các doanh nghiệp và nhu cầu tìm kiếm việc làm của NLĐ trong quý IV/2019 như:
v Về cầu lao động.
Dự kiến nhu cầu tuyển dụng, sử dụng nguồn nhân lực của các doanh nghiệp trong tỉnh, ngoài tỉnh tăng khoảng 10% so quý III/2019, tập trung các nhóm ngành như: Sửa chữa, lắp ráp vận hành máy, thiết bị; Nông - lâm; Kinh doanh và quản lý; Dịch vụ - phục vụ. Các vị trí việc làm như: Nhân viên kinh doanh, công nhân kỹ thuật sản xuất, vận hành máy, thủy điện,..; lái xe, chăm sóc khách hàng, bán hàng và lao động phổ thông,.. Một số doanh nghiệp mới đầu tư chuẩn bị đi vào hoạt động cần tuyển số lượng nhân sự lớn như: BV Vạn An, Wincom…
v Về cung lao động
Dự kiến nhu cầu tìm việc làm của người lao động tăng 6% gồm lao động chưa có việc làm, lao động chuyển đổi vị trí việc làm, tiếp tục gia nhập thị trường lao động, nhu cầu tìm việc làm của người lao động tăng ở các nhóm ngành như: Kinh doanh và quản lý; Nông, Lâm và thủy sản; kiến trúc xây dựng; lao động phổ thông,…
v Về lao động thất nghiệp
Dự kiến lao động thất nghiệp trong quý IV/2019, dự báo tăng khoảng 10%, lao động thất nghiệp vẫn là lao động từ các doanh nghiệp thuộc nhóm ngành Nông - lâm nghiệp, hoạt động dịch vụ, chủ yếu từ các Công ty cao su, cà phê, cơ sở dịch vụ, bán hàng, phân phối hàng hóa tiêu dùng, ăn uống,..
v Về lao động đi làm việc có thời hạn ở ngoài nước
Xu hướng nhu cầu thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc, Ả rập xê út,.. vẫn sẽ là TTLĐ đầy tiềm năng trong thời gian tới. Với chi phí hợp lý, thu nhập cao, ổn định, riêng thị trường Ả rập xê út, không tốn chi phí, yêu cầu trình độ vừa phải (tốt nghiệp tiểu học); Ngoài ra, còn được sự hỗ trợ của Nhà nước đối với các gia đình thuộc diện hộ nghèo, gia đình chính sách được vay vốn để chi phí học ngoại ngữ, khám sức khỏe, làm hộ chiếu,.. được nhiều lao động quan tâm.
Để thực hiện tốt định hướng ba cùng, Trung tâm đã đề xuất một số giải pháp cụ thể như:
- Nâng cao năng lực của hệ thống Trung tâm DVVL làm tốt chức năng phối hợp với CSGDNN xây dựng kế hoạch phân luồng HS, SV ra trường, kịp thời có kế hoạch tư vấn định hướng nghề nghiệp cho các em. Phát huy tốt hơn nữa vai trò kết nối cung - cầu; đặt biệt chú trọng kỹ năng “mềm”, kỹ năng làm việc cho sinh viên.
- Hoàn thiện và nâng cao chất lượng hệ thống thông tin TTLĐ, cung cấp các thông tin về cơ hội việc làm, các ngành, nghề đang còn chỗ việc làm trống, giúp cho sinh viên lựa chọn và quyết định học nghề, lập nghiệp, tham gia TTLĐ.
- Nâng cao hiệu quả Chương trình phối hợp giữa Trung tâm DVVL - CSGDNN - Doanh nghiệp trên địa bàn để tăng cường kết nối thông tin đa chiều, tổ chức tư vấn, giới thiệu việc làm cho HS, SV sau khi đã tốt nghiệp.
- Tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và toàn xã hội về mục đích, ý nghĩa của nghề nghiệp, việc làm đặc biệt là nhận thức của NLĐ về việc làm. Đồng thời khuyến khích NLĐ tự tạo việc làm cho bản thân và cho người khác, không thụ động, trông chờ vào Nhà nước. Quan tâm giải quyết việc làm cho lao động là người dân tộc thiểu số, lao động là người khuyết tật và lao động ở các huyện nghèo, xã nghèo của tỉnh.
- Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin để tăng cường kết nối giữa Trung tâm Dịch vụ việc với các CSGDNN và HS, SV trên địa bàn để chia sẻ thông tin về nhu cầu tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp.
- Đa dạng hóa các hình thức, phương pháp, xây dựng và nâng cao hiệu quả hoạt động của mạng lưới cộng tác viên về lao động - việc làm từ tỉnh đến cơ sở (đến thôn) nhằm chia sẻ thông tin TTLĐ, kết nối cung - cầu lao động, nhằm đáp ứng nhu cầu tuyển dụng lao động, tìm kiếm việc làm, dự báo và đào tạo nguồn nhân lực của TTLĐ.
- Đa dạng hóa các mô hình, phương thức, hình thức tổ chức hoạt động tuyên truyền, tư vấn, giới thiệu việc làm cho NLĐ, phù hợp với từng nhóm đối tượng.
- Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, vận động các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh và các đơn vị thực hiện tốt các quy định của pháp luật về lao động - việc làm, trong đó có quyền và trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, địa phương, doanh nghiệp đối với vấn đề lao động, việc làm. Tăng cường công tác phối hợp, công tác kiểm tra, giám sát, khắc phục kịp thời những tồn tại, hạn chế trong lĩnh vực lao động, việc làm.
- Tăng cường phối hợp giữa các trường đại học, cao đẳng, các CSGDNN với doanh nghiệp và Trung tâm DVVL trong hoạt động tư vấn, giới thiệu việc làm, định hướng nghề nghiệp trong tương lai cho HS, SV; thường xuyên cập nhật thông tin TTLĐ, xây dựng kế hoạch đào tạo ngành nghề phù hợp với nhu cầu của xã hội, nâng cao chất lượng đào tạo nghề, tránh lãng phí nguồn nhân lực.
Giám đốc Trung tâm báo cáo việc triển khai 3 cùng của Trung tâm với đoàn công tác của Cục Việc làm - Bộ LĐ-TB&XH, Hiệp hội GDNN&CTNXH
Lãnh đạo, cán bộ Cục Việc làm, Hiệp hội GDNN&CTNXH chụp ảnh lưu niệm với cán bộ Trung tâm
***
Trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện các hoạt động, Trung tâm đã nhận được sự quan tâm chỉ đạo, hỗ trợ thường xuyên của Cục Việc làm - Bộ LĐ-TB&XH, Sở LĐ-TB&XH, sự phối hợp hiệu quả của các CSGDNN - DOANH NGHIỆP địa phương trong tỉnh và Trung tâm DVVL một số tỉnh bạn. Hy vọng, với phương châm 3 cùng: Tuyển sinh - Đào tạo - Giải quyết việc làm của Trung tâm DVVL - CSGDNN - Doanh nghiệp sẽ phát huy tốt về giải quyết việc làm đối với NLĐ nói chung và lao động là dân tộc thiểu số nói riêng, góp phần quan trọng vào việc giảm tỷ lệ thất nghiệp, giảm nghèo bền vững và phát triển KT-XH của địa phương, trong điều kiện còn nhiều khó khăn.
(Cơ sở dữ liệu do Trung tâm Dịch vụ việc làm Kon Tum cung cấp)
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn