HỘI NGHỊ TUYÊN TRUYỀN VỀ CHÍNH SÁCH BẢO HIỂM XÃ HỘI VÀ BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP NĂM 2019

Thứ tư - 24/04/2019 22:07

     Ngày 19/04/2019, tại Thành phố Hải Dương, Vụ Bảo hiểm xã hội – Cục Việc làm Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đã long trọng tổ chức Hội nghị về Chính sách Bảo hiểm xã hội và Bảo hiểm thất nghiệp năm 2019.
     
Về dự và chủ trì Hội nghị có Ông Lê Quang Trung, Phó Cục trưởng phụ trách Cục Việc làm, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; Ông Nguyễn Duy Cường, Phó Vụ trưởng Vụ Bảo hiểm xã hội; Ông Trần Tuấn Tú, Trưởng phòng Bảo hiểm thất nghiệp, Cục Việc làm; Bà Hoàng Anh Minh, Trưởng phòng Kế hoạch tài chính, Cục Việc làm cùng cán bộ của các phòng chức năng;
     
Đại biểu tỉnh Hải Dương gồm có: Ông Phan Nhật Minh, Phó Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh Hải Dương; Bà Bùi Thị Liên, Phó Giám đốc Bưu điện tỉnh Hải Dương; Bà Nguyễn Thị Hoa, Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Hải Dương cùng các ông, bà là lãnh đạo các phòng làm công tác bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, Trung tâm Dịch vụ việc làm; lãnh đạo Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố và các phòng liên quan; Đại diện Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố; đại diện Bảo hiểm xã hội các quận, huyện trên địa bàn; đại diện các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, thành phố.

1

Ông Lê Quang Trung, Phó Cục trưởng phụ trách Cục Việc làm - Bộ Lao động Thương binh và Xã hội phát biểu khai mạc Hội nghị

     Hội nghị tập trung đi sâu trao đổi những vấn đề như: thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 [1]; Chính sách bảo hiểm thất nghiệp và tình hình thực hiện; những lưu ý về thực hiện chính sách tiền lương theo quy định của Bộ luật lao động.

2

Báo cáo tại hội nghị

     Tại hội nghị, lãnh đạo Vụ Bảo hiểm xã hội đã khái quát trình bày những vấn đề cần lưu ý khi thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 như:
    
Một là, cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội; Tổng quan chế độ bảo hiểm xã hội.
     
Hai là, cập nhật hệ thống văn bản quy phạm pháp luật như:
     
- Văn bản quy phạm pháp luật về Bảo hiểm xã hội: 1) Về Bảo hiểm xã hội bắt buộc; 2) Về Bảo hiểm xã hội tự nguyện; 3) Chương trình hưu trí bổ sung tự nguyện; 4) Xử lí vi phạm hành  chính trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội; 5) Giải quyết vướng mắc.
     
- Văn bản quy phạm pháp luật về chế độ Tai nạn lao động - Bệnh nghề nghiệp;
     
- Văn bản quy phạm pháp luật về Bảo hiểm xã hội;
    
- Văn bản quy phạm pháp luật liên quan;
     
- Cập nhật nội dung chính của văn bản mới
     
Ba là, xác định đối tượng thuộc diện tham gia bắt buộc
     
Tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc: Cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang, hợp đồng lao động từ đủ 3 tháng trở lên.
     
Bốn là, lưu ý đối với các chế độ bảo hiểm xã hội:
     
Chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc: Chế độ ốm đau; thai sản; tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp; chế độ hưu trí; chế độ tử tuất.
     
Năm là, xác định tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc:
    
Đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do nhà nước  quy định; đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định.
     
Sáu là, một số sai phạm thường gặp về lĩnh vực bảo hiểm xã hội tại các doanh nghiệp
     
Báo cáo Cục Việc làm đã đi sâu phân tích những vấn đề:
     
Một là, những nội dung cơ bản của chính sách bảo hiểm thất nghiệp như:
    
Các văn bản quy phạm pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp; Tham gia và đóng bảo hiểm thất nghiệp: đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp, đóng bảo hiểm thất nghiệp; Các chế độ bảo hiểm thất nghiệp như: hỗ trợ đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ kĩ năng nghề, Trợ  cấp thất nghiệp, tư vấn giới thiệu  việc làm, hỗ trợ học nghề; quyền và trách nhiệm của các bên như đối với người lao động, người sử dụng lao động.
     
Hai là, kết quả thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp Cục Việc làm cho thấy:
     
Năm 2018 có hơn 12 triệu người tham gia bảo hiểm thất nghiệp, gấp đôi so với 2009; Số tiền thu bảo hiểm thất nghiệp năm 2018 là 15 nghìn tỉ, tổng số tiền thu từ năm 2009 đến nay là trên 81 nghìn tỉ đồng;
     
Hưởng trợ cấp thất nghiệp: Tổng số có người quyết định trợ cấp thất nghiệp năm 2018 là 763.573 người, tăng 13,7% so với năm 2017 (671.789 người) và chiếm 98,7% số người nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp. Trong đó  tỉ lệ lao động có quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp dưới 24 tuổi là 14,4%; từ 24-40 tuổi là 69,5%; trên 40 tuổi là 16,1%. Về tư vấn, giới thiệu việc làm: Trong năm 2018 có 1.390.429 lượt người được tư vấn, giới thiệu việc làm bằng 197,8% số người nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp, tỉ lệ này tăng 16,1% so với năm 2017 (163,7%).
     
Về hỗ trợ học nghề có nhiều chuyển biến tích cực sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định số 77/2014/QĐ-TTg; Ngành nghề tin học văn phòng, sửa chữa lắp ráp máy vi tính, điện dân dụng, điện công nghiệp, thiết kế quảng cáo,… Các địa phương có số lượng người được hỗ trợ học nghề cao như TP.Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đồng Nai, Bình Dương.
     
Theo báo cáo của Bảo hiểm xã hội Việt Nam tính đến cuối năm 2017, kết dư quỹ bảo hiểm thất nghiệp là 67.320 tỷ đồng, dự báo đến năm 2020, Quỹ bảo hiểm thất nghiệp vẫn đảm bảo an toàn.
    
Ba là, định hướng triển khai thực hiện:
   
Thứ nhất, mục tiêu của nghị quyết số 28-NQ/TW về  cải cách chính sách bảo hiểm xã hội: Đến năm 2021, tỉ lệ giao dịch điện tử  đạt 100%, thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 4:  Mở rộng diện bao phủ bảo hiểm xã hội, hướng tới mục tiêu bảo hiểm xã hội toàn dân; Phát triển hệ thống bảo hiểm xã hội linh hoạt, đa dạng, đa tầng hiện đại và hội nhập quốc tế theo nguyên tắc đóng - hưởng, công bằng bình đẳng, chia sẻ và bền vững; Nâng cao năng lực, hiệu lực hiệu quả quản lí nhà nước và phát triển hệ thống thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội tinh gọn, chuyên nghiệp, hiện đại, tin cậy và minh bạch.
    
Thứ hai, nội dung cải cách chính sách bảo hiểm xã hội, trong đó có bảo hiểm thất nghiệp của nghị quyết số 28-NQ/TW: Tăng cường sự liên kết, hỗ trợ giữa các chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp; Cải  cách  xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp; Đẩy nhanh quá trình gia tăng  số lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp  khu vực phi chính thức; Sửa đổi các quy định về mức đóng, căn cứ đóng để đạt mục tiêu mở rộng diện bao phủ; Đa dạng hóa danh mục cơ cấu đầu tư  quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp theo nguyên tắc an toàn, bền vững, hiệu quả.
     
Thứ ba, nhiệm vụ giải pháp thực hiện theo Nghị quyết số 125/NQ-CP: Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền nâng cao nhận thức về chính sách bảo hiểm thất nghiệp; Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về lao động, việc làm, bảo hiểm thất nghiệp và pháp luật có liên quan đến thể chế hóa  các nội dung cải cách  chính sách bảo hiểm xã hội; Nâng cao hiệu lực quản lí nhà nước về bảo hiểm xã hội; Nâng  cao năng lực quản trị và hiệu quả tổ chức thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp; Hội nhập quốc tế trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội,  bảo hiểm thất nghiệp.
    
 Thứ tư, nhiệm vụ giải pháp thực hiện theo kế hoạch số 610-KH/BCSĐ và quyết định số 1903/QĐ-LĐTBXH: Tổ chức học tập nghiên cứu quán triệt nghị quyết; Đẩy mạnh tuyên truyền nội dung và kết quả thực hiện Nghị quyết số 28-NQ/TW [2]; Nghị quyết số 125/NQ-CP [3] và kế hoạch này nhằm nâng cao nhận thức về chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp tạo sự đồng thuận trong thực hiện cải cách chính sách bảo hiểm xã hội; Rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung hệ thống pháp luật về lao động, việc làm, bảo hiểm  xã hội, bảo hiểm thất nghiệp (Quý IV/2019).Đề xuất nội dung sửa đổi, bổ sung Luật Việc làm (hoàn thiện trong năm 2022); Nâng cao năng lực, hiệu quả quản lí nhà nước: đề xuất các biện pháp phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, xây dựng các văn bản hướng  dẫn việc tăng cường phối hợp, chia sẻ, kết nối thông tin, dữ liệu đầu tư, tài chính, thuế, lao động (hoàn thành trong quý IV/2019), tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát hàng năm, Xây dựng đề án nâng cao năng lực v à hiệu quả hoạt động của cơ quan, đơn vị thực hiện chính sách  bảo hiểm thất nghiệp (hoàn thành trong quý II/2019).
     Về nhiệm vụ, giải pháp thực hiện năm 2019, Cục Việc làm, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã xác định các nội dung cụ thể sau: 1) Đánh giá tổng kết 10 năm thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp; 2) Nghiên cứu chính sách bảo hiểm thất nghiệp/ bảo hiểm việc làm của một số nước có điều kiện tương đồng như Việt Nam; 3) Nghiên cứu xây dựng đề án mô hình tổ chức thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp; 4) Hoàn thiện, trình Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 28/NĐ-CP ngày 12/3/2015 của Chính phủ và trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định quy định mức hỗ trợ học nghề đối với người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp [4]; 5) Ứng dụng công nghệ thông tin, cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm thất nghiệp; 6) Các giải pháp khác: Tăng cường thông tin tuyên truyền bằng nhiều hình thức phong phú phù hợp hơn; Nâng cao hiệu quả năng lực quản lí nhà nước; Tăng cường kĩ năng tư vấn giới thiệu việc làm, kĩ năng đào tạo nghề, và các kĩ năng mềm đối với người lao động công nghệ thông tin; Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra; Tăng cường hợp tác liên ngành, hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo hiểm thất nghiệp.
     Về nội dung về chính sách tiền lương năm 2019 và những lưu ý khi thực hiện, lãnh đạo Cục Quan hệ Lao động và Tiền lương đã khái quát trình bày các vấn đề mà hiện nay toàn xã hội quan tâm như: Tiền lương tối thiểu; Thang lương, bảng lương, định mức lao động; Một số định hướng cải cách tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW [5],…
     
Taị Hội nghị, dưới sự chủ trì của lãnh đạo Cục Việc làm, Vụ Bảo hiểm xã hội, các đại biểu được nghe các bản báo cáo, tham gia thảo luận, trao đổi, hiểu rõ, sâu sắc hơn về các vấn đề thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014; Chính sách bảo hiểm thất nghiệp và tình hình thực hiện; những lưu ý về thực hiện chính sách tiền lương theo quy định của Bộ luật lao động. Hội nghị tuyên truyền về chính sách bảo hiểm xã hội và bảo hiểm thất nghiệp năm 2019 đã thành công tốt đẹp.

3

Đại biểu tham dự hội nghị
 

------------------

[1] Quốc hội (2014). Luật Bảo hiểm xã hội.
[2] Ban Chấp hành Trung ương (2018). Nghị quyết số 28-NQ/TW năm 2018 về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội.
[3] Chính phủ (2018). Nghị quyết số 125/NQ-CP năm 2018 về Chương trình hành động thực hiện nghị quyết 28-NQ/TW về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội do Chính phủ ban hành.
[4] Chính phủ (2015). Nghị định số 28/2015/NĐ-CP hướng dẫn luật việc làm về bảo hiểm thất nghiệp.
[5] Ban Chấp hành Trung ương (2018). Nghị quyết số 27-NQ/TW năm 2018 về Cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp.

 

Nguồn tin: Tạp chí Giáo dục

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Hỗ trợ

Bạn thấy website này như thế nào?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây