Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) là chế độ nhằm bù đắp một phần thu nhập của người lao động (NLĐ) khi bị mất việc làm, hỗ trợ NLĐ học nghề, duy trì việc làm, tìm việc làm trên cơ sở đóng vào Quỹ BHTN [khoản 4 điều 3 Luật Việc làm]. Trong đó, Quỹ BHTN được quản lý tập trung, thống nhất, công khai, minh bạch, bảo đảm an toàn và được Nhà nước bảo hộ. Điều 42 Luật việc làm [1], quy định rõ các chế độ BHTN gồm: Trợ cấp thất nghiệp; hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm; hỗ trợ học nghề; hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kĩ năng nghề để duy trì việc làm.
Theo số liệu tổng hợp từ các địa phương của Trung tâm Quốc gia về Dịch vụ việc làm về tình hình thực hiện BHTN tháng 10/2019 trên cả nước, kết quả thực hiện BHTN trên cả nước cho thấy [2]:
1. Kết quả thực hiện bảo hiểm thất nghiệp
1.1. Tư vấn, giới thiệu việc làm
Số người được tư vấn, giới thiệu việc làm trên cả nước tháng 10/2019 là: 151.536 lượt người, bằng 216,7% so với số người nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp (TCTN), tỷ lệ này tăng 4,6% so với tháng 9/2019 (212,1%) và tăng 15%, so với tháng 10/2018 (201,7%). Một số địa phương có tỷ lệ người được tư vấn, giới thiệu việc làm cao trên cả nước như sau: Trà Vinh (7.511 lượt người, bằng 1.181,0% số người nộp hồ sơ hưởng TCTN); Gia Lai (2.397 lượt người, bằng 932,7%); Vĩnh Long (4.364 lượt người, bằng 744,7%); Lào Cai (934 lượt người, bằng 662,4%); Đồng Tháp (4.767 lượt người, bằng 636,4%); Tiền Giang (7.783 lượt người, bằng 653,5%); Long An (12.229 lượt người; bằng 649,8%).
Trong đó, số người được giới thiệu việc làm tháng 10/2019 là: 17.410 người, bằng 24,9% số người nộp hồ sơ hưởng TCTN, tăng 0,8% so với tháng 9/2019 (17.257 người), tăng 0,2% so với tháng 9/2018 (14.857 người), tỷ lệ này giảm 0,1% so với tháng 9/2019 (24,2%) và tăng 2,2% so với tháng 9/2018 (22,7%); 10/63 Trung tâm Dịch vụ việc làm (TTDVVL) không có NLĐ thất nghiệp được giới thiệu việc làm.
1.2. Hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp
Tổng số người nộp hồ sơ trên cả nước tháng 10/2019 là: 69.937 người, giảm 2,5% so với tháng 9/2019 (71.708 người), tăng 4,0% so với tháng 10/2018 (67.226 người), bằng 108,5% số người nộp hồ sơ bình quân năm 2018 (64.444 người). Đưa tổng số người nộp hồ sơ trên cả nước 10 tháng đầu năm 2019 là 741.743 người, tăng 10,0% so với cùng kỳ năm 2018 (674.494 người).
35/63 địa phương có số người nộp hồ sơ giảm so với tháng 9/2019, tại một số địa phương giảm nhiều như sau: - Bình Dương: 6.006 người, giảm 907 người (13,1%) so với tháng 9/2019 (6.913 người) và giảm 540 người (8,2%) so với tháng 10/2018 (6.546 người); - Đồng Nai: 3.850 người, giảm 220 người (5,4%) so với tháng 9/2019 (4.070 người) và giảm 40 người (1,0%) so với tháng 10/2018 (3.890 người); - Hải Phòng: 1.910 người, giảm 729 người (27,6%) so với tháng 9/2019 (2.639 người) và tăng 544 người (39,8%) so với tháng 10/2018 (1.366 người); - Long An: 1.882 người, giảm 63 người (3,2%) so với tháng 9/2019 (1.945 người) và giảm 79 người (4,0%) so với tháng 10/2018 (1.961 người); - Thanh Hóa: 1.554 người, giảm 274 người (15,0%) so với tháng 9/2019 (1.828 người) và giảm315 người (16,9%) so với tháng 10/2018 (1.869 người); - Bắc Giang: 1.085 người, giảm 137 người (11,2%) so với tháng 9/2019 (1.222 người) và giảm 106 người (8,9%) so với tháng 10/2018 (1.191 người); - Quảng Nam: 926 người, giảm 221 người (19,3%) so với tháng 9/2019 (1.147 người) và giảm 8 người (0,9%) so với tháng 10/2018 (934 người); - An Giang: 1.027 người, giảm 499 người (32,7%) so với tháng 9/2019 (1.526 người) và giảm 169 người (14,1%) so với tháng 10/2018 (1.196 người);
06/63 địa phương có số người nộp hồ sơ tăng cao so với tháng 9/2019, cụ thể như sau: - TP. Hồ Chí Minh: 13.485 người, tăng 703 người (5,5%) so với tháng 9/2019 (12.782 người) và tăng 427 người (3,3%) so với tháng 9/2018 (13.058 người); - Tây Ninh: 1.592 người, tăng 410 người (34,7%) so với tháng 9/2019 (1.182 người) và tăng 369 người (30,2%) so với tháng 10/2018 (1.223 người). Theo TTDVVL Tây Ninh số người nộp hồ sơ tăng do theo chu kỳ tăng hằng năm; - Hà Nội: 6.534 người, tăng 318 người (5,1%) so với tháng 9/2019 (6.216 người) và tăng 850 người (15,0%) so với tháng 10/2018 (5.684 người); - Khánh Hòa: 1.118 người, tăng 135 người (13,7%) so với tháng 9/2019 (983 người) và tăng 82 người (7,9%) so với tháng 10/2018 (1.036 người). Theo TTDVVL Khánh Hòa số người nộp hồ sơ tăng do theo chu kỳ tăng hằng năm; - Tuyên Quang: 553 người, tăng 178 người (47,5%) so với tháng 9/2019 (375 người) và tăng 127 người (29,8%) so với tháng 10/2018 (426 người). Số người nộp hồ sơ tăng là do số người ở địa phương khác nộp hồ sơ (406 người); - Hòa Bình: 519 người, tăng 144 người (38,4%) so với tháng 9/2019 (375 người) và tăng 190 người (57,8%) so với tháng 10/2018 (329 người). Số người nộp hồ sơ tăng do một số doanh nghiệp chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động nhiều: Công ty TNHH Việt Nam Fragrances (76 người); Công ty TNHH Samsung electronics Việt Nam Thái Nguyên (31 người); Công ty TNHH Samsung electronics Việt Nam (21 người).
Bắc Ninh, Cà Mau là 02 địa phương cố số người nộp hồ sơ trong tháng 10/2019 bằng tháng 9/2019 với số người nộp hồ sơ lần lượt là 914 người và 603 người.
Số người nộp hồ sơ tháng 10/2019 giảm so với tháng trước (2,5%) do: - Theo quy luật hằng năm số người nộp hồ sơ hưởng TCTN có xu hướng giảm vào những tháng cuối năm; - Hoạt động sản xuất, kinh doanh tại nhiều doanh tại thời điểm này đi vào ổn định, NLĐ không có xu hướng nghỉ việc. Tại một số địa phương, xu hướng NLĐ chủ động nghỉ việc để chuyển sang những doanh nghiệp có mức lương cao hơn trong những tháng trước giảm dẫn đến số người hưởng TCTN giảm so với tháng trước.
1.3. Trợ cấp thất nghiệp
Tháng 10/2019, tổng số người có quyết định hưởng TCTN trên cả nước là 76.301 người, tăng 4,9% so với tháng 9/2019 (72.722 người), tăng 13,0% so với tháng 10/2018 (67.497 người). Trong đó, 17.985 người có quyết định hưởng TCTN với thời gian từ 7-12 tháng, chiếm 23,6% so với tổng số người có quyết định hưởng TCTN hàng tháng. Đưa tổng số người có quyết định hưởng TCTN trên cả nước 10 tháng đầu năm 2019 là 716.495 người, tăng 10,5% so với cùng kỳ năm 2018 (648.266 người).
Số người hưởng TCTN tại một số địa phương lớn như sau: - TP. Hồ Chí Minh: 14.869 người, tăng 5,9% so với tháng 9/2019 (14.045 người), tăng 19,5% so với tháng 10/2018 (12.445 người); - Bình Dương: 6.656 người, tăng 2,6% so với tháng 9/2019 (6.487 người), tăng 67,5% so với tháng 10/2018 (3,973 người); - Hà Nội: 5.947 người, giảm 18,4% so với tháng 9/2019 (7.290 người), tăng 21,5% so với tháng 10/2018 (4.896 người); - Đồng Nai: 4.089 người, tăng 0,5% so với tháng 9/2019 (4.070 người), tăng 3,9% so với tháng 10/2018 (3.937người); - Long An: 2.042 người, tăng 7,8% so với tháng 9/2019 (1.895 người), giảm 9,5% so với tháng 9/2018 (2.256 người);- Thanh Hóa: 1.749 người, giảm 2,6% so với tháng 9/2019 (1.795 người), giảm 15,5% so với tháng 10/2018 (2.071 người); - Đà Nẵng: 1.825 người, tăng 5,9% so với tháng 9/2019 (1.723 người), giảm 3,3% so với tháng 10/2018 (1.887 người).
1.4. Hỗ trợ học nghề
Tháng 10/2019, 55/63 địa phương (08 địa phương không có quyết định hỗ trợ học nghề đối với NLĐ: Hưng Yên, Hà Giang, Lạng Sơn, Bắc Giang, Điện Biên, Lai Châu, Hòa Bình, Ninh Thuận) có quyết định hỗ trợ học nghề đối với NLĐ với số lượng là: 4.373 người, bằng 5,7% số người có quyết định hưởng TCTN, tăng 13,3% so với tháng 9/2019 (3.859 người), tăng 14,3% so với tháng 10/2018 (3.826 người) và bằng 138,3% so với mức bình quân năm 2018 (3.163 người/tháng). Số người có thời gian đóng BHTN từ đủ 09 tháng trở lên nhưng không thuộc diện hưởng TCTN được hỗ trợ học nghề trong tháng 10/2019 là 02 người, bằng 0,003% số người có quyết định hưởng TCTN.
Một số địa phương có số người có quyết định hỗ trợ học nghề nhiều trong tháng 10/2019 là: TP. Hồ Chí Minh (1.963 người, bằng 13,2% so với số người có quyết định TCTN); Hà Nội (954 người, bằng 16,0%); Bình Dương (272 người, bằng 4,1%); Đồng Nai (193 người, bằng 4,7%); Đà Nẵng (146 người, bằng 8,0%).
Theo số liệu thống kê của 37/63 TTDVVL trên cả nước, những nghề NLĐ đề nghị hỗ trợ học nghề như sau: - Lái xe ôtô: 19,7% số người đề nghị hỗ trợ học nghề; - Kỹ thuật nấu ăn: 11,6%; - Sửa chữa ô tô, xe máy: 6,5%; - Thiết kế, quảng cáo: 5,1%; - Tin học văn phòng: 5,6%; - May mặc, da giày: 2,5%; - Kỹ thuật pha chế thức uống: 0,8%; - Điện công nghiệp: 0,6%; - Điện dân dụng: 0,1%; - Trang điểm chuyên nghiệp: 0,8%; - Phiên dịch tiếng nước ngoài (Hàn, Nhật, Trung,…): 0,6%; - Vận hành xe nâng: 0,6%; - Chăm sóc da: 0,5%; - Kế toán doanh nghiệp và khai báo thuế: 0,4%; - Kỹ thuật làm bánh Âu: 0,1%; - Thiết kế tạo mẫu tóc, cắt uốn tóc: 0,1%; - Sửa chữa thiết bị may: 0,1%; - Điện lạnh: 0,1%; - Hàn: 0,1%; - Các nghề khác: 43,7%.
1.5. Kết quả thực hiện bảo hiểm thất nghiệp tại các vùng địa lý
- Vùng Đông Nam Bộ: Số người nộp hồ sơ hưởng TCTN tập trung phần lớn tại vùng Đông Nam Bộ, chiếm 38,4% tổng số người nộp hồ sơ trong cả nước. Cũng tại khu vực này, số người đề nghị chuyển hưởng TCTN sang các địa phương khác chiếm 43,7% tổng số người đề nghị chuyển hưởng TCTN cả nước.
- Đông Nam Bộ và Bắc Trung Bộ Duyên hải miền Trung là những vùng có số người nhận chuyển hưởng lớn nhất trên cả nước, tỷ lệ nhận chuyển hưởng lần lượt là 37,8% và 27,4%.
- Trung Du, Miền núi phía Bắc và Tây Nguyên có tỷ lệ nộp hồ sơ ít nhất trong cả nước, đây là những vùng có địa bàn rộng, giao thông không thuận lợi nên NLĐ thất nghiệp gặp nhiều khó khăn để tiếp cận các điểm tiếp nhận hồ sơ.
2. Tình hình thực hiện bảo hiểm thất nghiệp qua một số chỉ tiêu
Theo số liệu thống kê của 48/63 TTDVVL trên cả nước, hợp đồng lao động (HĐLĐ), hợp đồng làm việc (HĐLV) trước khi thất nghiệp của NLĐ trong tháng 9/2019 như sau: - HĐLĐ không xác định thời hạn: 45% số người nộp hồ sơ hưởng TCTN; - HĐLĐ từ 12-36 tháng: 41,7%; - HĐLĐ từ 3 tháng đến dưới 12 tháng: 6,5%; - HĐLV: 6,8%.
Theo số liệu thống kê của 47/63 TTDVVL trên cả nước, nguyên nhân thất nghiệp của NLĐ như sau: + Doanh nghiệp, tổ chức giải thể, phá sản, thay đổi cơ cấu: 3,6% số người nộp hồ sơ hưởng TCTN; + Hết hạn HĐLĐ, HĐLV: 25,3%; + Chấm dứt HĐLĐ, HĐLV trước thời hạn: 32,6%; + Bị xử lý kỷ luật, bị sa thải: 1,0%; + Đơn phương chấm dứt HĐLĐ, HĐLV: 6,8%; + Những nguyên nhân khác: 30,6%.
- Theo số liệu thống kê của 47/63 TTDVVL, số người nộp hồ sơ hưởng TCTN trên 35 tuổi chiếm 37,5% số người nộp hồ sơ hưởng TCTN. Trong đó, lao động nữ chiếm 53,0% số người hưởng TCTN trên 35 tuổi.
- Độ tuổi của NLĐ hưởng TCTN như sau: + NLĐ hưởng TCTN dưới 25 tuổi: 11.149 người, chiếm 14,6% số người hưởng TCTN; + NLĐ hưởng TCTN từ 25-40 tuổi: 52.504 người, chiếm 68,8%; + NLĐ hưởng TCTN trên 40 tuổi: 12.648 người, chiếm 16,6%.
- Số lao động nữ có quyết định hưởng TCTN trong tháng 10/2019 là 45.372 người, chiếm 59,5% số người hưởng TCTN.
Theo số liệu thống kê của 47/63 TTDVVL trên cả nước, trình độ chuyên môn của NLĐ trong tháng 10/2019 như sau: + NLĐ có trình độ đại học và trên đại học: 19,1% số người nộp hồ sơ hưởng TCTN; + NLĐ có trình độ cao đẳng nghề, cao đẳng chuyên nghiệp: 7,2%; + NLĐ có trình độ trung cấp nghề, trung học chuyên nghiệp: 7,6%; + NLĐ có chứng nhận, chứng chỉ nghề sơ cấp: 3,0%; + NLĐ thất nghiệp là lao động phổ thông (không có bằng cấp, chứng chỉ nghề chuyên môn): 63,0%.
Theo số liệu của 44/63 TTDVVL trên cả nước, nghề nghiệp trước khi bị mất việc làm của NLĐ như sau: - Thợ may, thêu và các thợ có liên quan: 13,8% số người nộp hồ sơ hưởng TCTN; - Kế toán: 4,7%; - Nhân viên bán hàng: 2,7%; - Lái xe khách, xe tải, xe máy: 2,4%; - Phân tích phát triển phần mềm và các ứng dụng: 2,0%; - Kỹ thuật xây dựng: 1,6%; - Kỹ thuật viên điện tử: 1,5%; - Bác sỹ y khoa: 1,3%; - Nhân viên dịch vụ bảo vệ: 1,2%; - Tư vấn tài chính, đầu tư: 1,0%; - Người quét dọn và giúp việc gia đình, khách sạn và văn phòng: 0,7%; - Giao dịch viên ngân hàng: 0,7%; - Đầu bếp: 0,6%; - Thợ lắp ráp: 0,5%; - Giáo viên dạy nghề: 0,5%; - Lao động trồng trọt và làm vườn: 0,4%; - Luật sư: 0,4%; - Thợ hàn: 0,3%; - Hướng dẫn viên du lịch: 0,3%; - Người đưa tin, người giao hàng: 0,2%; - Nghề nghiệp khác: 63,2%.
3. Tổ chức, doanh nghiệp có người lao động nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp
Theo số liệu thống kê của 43/63 TTDVVL trên cả nước, loại hình tổ chức, DoN, NLĐ làm việc trước khi hưởng TCTN như sau: - DoN tư nhân: 54,5% số người nộp hồ sơ hưởng TCTN; - DoN nước ngoài (FDI): 36,2%; - DoN nhà nước: 3,5%; - Đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị xã hội: 2,9%; - Hợp tác xã: 1,3%; - Cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể, hộ kinh doanh: 1,5%.
Theo số liệu thống kê của 41/63 TTDVVL trên cả nước, NLĐ làm việc tại DoN thuộc khu công nghiệp, khu chế xuất như sau: - DoN không thuộc công nghiệp, khu chế xuất: 58,9%; - DoN thuộc khu công nghiệp, khu chế xuất: 41,1%.
Theo số liệu thống kê của 42/63 TTDVVL trên cả nước, NLĐ làm việc tại DoN hoạt động kinh doanh trong các ngành kinh tế như sau: - Công nghiệp chế biến, chế tạo: 44,5% số người nộp hồ sơ hưởng TCTN; - Hoạt động dịch vụ khác: 22,3%; - Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, hơi nước và điều hòa không khí: 4.9%; - Bán buôn và bán lẻ; Sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác: 4,0%; - Giáo dục và đào tạo: 3,0%; - Xây dựng: 2,8%; - Hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ: 2,7%; - Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản: 2,5%; - Hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm: 2,2%; - Vận tải, kho bãi: 2,1%; - Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ: 1,9%; - Dịch vụ lưu trú và ăn uống: 1,7%; - Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội: 1,4%; - Thông tin và truyền thông: 1,0%; - Nghệ thuật, vui chơi và giải trí: 0,8%; - Cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải: 0,5%; - Hoạt động làm thuê và các công việc trong hộ gia đình: 0,4%; - Hoạt động của các tổ chức và cơ quan quốc tế: 0,4%; - Hoạt động kinh doanh bất động sản: 0,3%; - Khai khoáng: 0,3%; - Hoạt động của Đảng Cộng sản, tổ chức chính trị - xã hội, quản lý nhà nước, an ninh quốc phòng, bảo đảm xã hội bắt buộc: 0,2%.
4. Số tiền chi trả trợ cấp thất nghiệp
Theo báo cáo từ 63 TTDVVL trên cả nước, tháng 10/2019 số tiền TCTN tính theo quyết định hưởng TCTN ban hành trong kỳ là 1.308 tỷ đồng, số tiền chi trả hỗ trợ học nghề là 13,9 tỷ đồng. Trong đó, một số địa phương có số tiền chi trả TCTN cao như: TP.Hồ Chí Minh (355,3 tỷ đồng); Hà Nội (119,3 tỷ đồng); Bình Dương (110,7 tỷ đồng); Đồng Nai (83,2 tỷ đồng). Một số địa phương có số tiền chi trả TCTN thấp như: Lai Châu (1,1 tỷ đồng); Điện Biên (833,8 triệu đồng).
BHTN có vai trò quan trọng trong việc trong việc sử dụng nguồn nhân lực của xã hội. Nhờ có BHTN, khi NLĐ bị mất việc, chủ doanh nghiệp không phải mất phí trợ cấp mất việc làm cho NLĐ nên họ sẽ chủ động sử dụng nguồn lao động, tạo động lực phát triển sản xuất. Cũng nhờ có BHTN, gánh nặng ngân sách của Nhà nước khi có thất nghiệp xảy ra được giảm bớt. Cần phổ biến, tuyên truyền sâu rộng để NLĐ hiểu rõ, quyền lợi khi tham gia BHTN, mức đóng và hưởng BHTN để NLĐ, doanh nghiệp có trách nhiệm, nghĩa vụ khi thực hiện BHTN một cách tốt nhất.
---------
[1] Quốc hội (2013). Luật số 38/2013/QH13, Luật Việc làm.
[2] Cục Việc làm - Trung tâm Quốc gia về dịch vụ việc làm (2019). Báo cáo về kết quả thực hiện bảo hiểm thất nghiệp cả nước tháng 10/2019.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn