Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) 2019 đã và đang đóng một vai trò quan trọng trong quá trình sử dụng nhân lực của xã hội. Đó là chế độ bù đắp một phần thu nhập của người lao động (NLĐ) khi bị mất việc làm, hỗ trợ NLĐ học nghề, duy trì và tìm kiếm việc làm trên cơ sở đóng vào Quỹ BHTN (khoản 4 Điều 3 Luật Việc làm 2013) [1]. Việc thực hiện BHTN dựa trên nguyên tắc: Bảo đảm chia sẻ rủi ro giữa những người tham gia BHTN; Mức đóng BHTN được tính trên cơ sở tiền lương của người lao động; Mức hưởng BHTN được tính trên cơ sở mức đóng, thời gian đóng BHTN; Việc thực hiện BHTN phải đơn giản, dễ dàng, thuận tiện, bảo đảm kịp thời và đầy đủ quyền lợi của người tham gia; Quỹ BHTN được quản lý tập trung, thống nhất, công khai, minh bạch, bảo đảm an toàn và được Nhà nước bảo hộ.
Theo số liệu thống kê của Trung tâm Quốc gia về dịch vụ việc làm [2], kết quả thực hiện BHTN cả nước tháng 8/2019 cho thấy:
1. Kết quả thực hiện chế độ bảo hiểm thất nghiệp
1.1. Trợ cấp thất nghiệp
v Tháng 8/2019, tổng số người có quyết định hưởng TCTN trên cả nước là 84.181 người, giảm 14,3% so với tháng 7/2019 (98.236 người), giảm 1,7% so với tháng 8/2018 (85.614 người). Trong đó, 20.025 người có quyết định hưởng TCTN với thời gian từ 7-12 tháng, chiếm 23,8% so với tổng số người có quyết định hưởng TCTN hàng tháng. Đưa tổng số người có quyết định hưởng TCTN trên cả nước 8 tháng đầu năm 2019 là 567.472 người, tăng 10,2% so với cùng kỳ năm 2018 (515.178 người).
v Số người hưởng TCTN tại một số địa phương lớn như sau:
TP. Hồ Chí Minh: 16.802 người, giảm 13,9% so với tháng 7/2019 (19.518 người), giảm 0,8% so với tháng 8/2018 (16.942 người); - Bình Dương: 8.350 người, giảm 2,7% so với tháng 7/2019 (8.580 người), giảm 8,4% so với tháng 8/2018 (9.116 người); Hà Nội: 6.315 người, giảm 10,0% so với tháng 7/2019 (7.014 người), giảm 5,9% so với tháng 8/2018 (6.710 người); Đồng Nai: 5.402 người, giảm 12,4% so với tháng 7/2019 (6.165 người), tăng 2,7% so với tháng 8/2018 (5.261 người); Long An: 2.692 người, giảm 9,9% so với tháng 7/2019 (2.988 người), tăng 5,9% so với tháng 8/2018 (2.542 người); Thanh Hóa: 2.333 người, tăng 9,8% so với tháng 7/2019 (2.124 người), tăng 9,7% so với tháng 8/2018 (2.126 người); Đà Nẵng: 2.043 người, giảm 20,1% so với tháng 7/2019 (2.556 người), giảm 39,3% so với tháng 8/2018 (3.363 người).
1.2. Hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm
Số người được tư vấn, giới thiệu việc làm trên cả nước tháng 8/2019 là: 165.669 lượt người, bằng 208,0% so với số người nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp (TCTN), tỷ lệ này tăng 11,0% so với tháng 7/2019 (197,0%) và tăng 18,0% so với tháng 8/2018 (190,0%). Một số địa phương có tỷ lệ người được tư vấn, giới thiệu việc làm cao trên cả nước như sau: Trà Vinh (7.708 lượt người, bằng 1286,8% số người nộp hồ sơ hưởng TCTN); Gia Lai (2.511 lượt người, bằng 732,1%); Vĩnh Long (4.523 lượt người, bằng 624,7%); Đồng Tháp (5.802 lượt người, bằng 617,2%); Bà Rịa - Vũng Tàu (8.740 lượt người, bằng 618,1%); Lào Cai (802 lượt người, bằng 602,2%).
Trong đó, số người được giới thiệu việc làm tháng 8/2019 là: 19.303 người, bằng 24,2% số người nộp hồ sơ hưởng TCTN, giảm 9,9% so với tháng 7/2019 (21.427 người), tăng 1,0% so với tháng 8/2018 (19.108 người), tỷ lệ này tăng 0,8% so với tháng 7/2019 (23,4%) và tăng 0,1% so với tháng 8/2018 (24,1%); 09 TTDVVL (Phú Thọ, Điện Biên, Hòa Bình, Bình Thuận, Đắk Nông, Tây Ninh, Long An, Bạc Liêu, Cà Mau)/63TTDVVL không có NLĐ thất nghiệp được giới thiệu việc làm.
1.3. Hỗ trợ học nghề
Tháng 8/2019, 54/63 địa phương có quyết định hỗ trợ học nghề đối với NLĐ với số lượng là: 4.312 người, bằng 5,1% số người có quyết định hưởng TCTN, giảm 9,1% so với tháng 7/2019 (4.746 người), giảm 0,2% so với tháng 8/2018 (4.321 người) và bằng 136,3% so với mức bình quân năm 2018 (3.163 người/tháng). Số người có thời gian đóng BHTN từ đủ 09 tháng trở lên nhưng không thuộc diện hưởng TCTN được hỗ trợ học nghề trong tháng 8/2019 là 05 người, bằng 0,1% số người có quyết định hưởng TCTN. Trong đó 09 địa phương 09 địa phương không có quyết định hỗ trợ học nghề đối với NLĐ: Hưng Yên, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Điện Biên, Lai Châu, Hòa Bình, Ninh Thuận, Tiền Giang
Một số địa phương có số người có quyết định hỗ trợ học nghề nhiều trong tháng 8/2019 là: TP. Hồ Chí Minh (1.815 người, bằng 10,8% so với số người có quyết định TCTN); Hà Nội (846 người, bằng 13,4%); Bình Dương (352 người, bằng 4,2%); Đồng Nai (181 người, bằng 3,4%); Đà Nẵng (131 người, bằng 6,4%).
Theo số liệu thống kê của 42/63 TTDVVL trên cả nước, những nghề NLĐ đề nghị hỗ trợ học nghề như sau: - Lái xe ôtô: 24,0%; - Kỹ thuật nấu ăn: 9,6%; - Sửa chữa ô tô, xe máy: 7,6%; - Thiết kế, quảng cáo: 5,1%; - Tin học văn phòng: 5,1%; - May mặc, da giày: 3,6%; - Kỹ thuật pha chế thức uống: 1,6%; - Phiên dịch tiếng nước ngoài (Hàn, Nhật, Trung,…): 0,8%; - Kế toán doanh nghiệp và khai báo thuế: 0,8%; - Điện công nghiệp: 0,7%; - Vận hành xe nâng: 0,7%; - Chăm sóc da: 0,5%; - Điện dân dụng: 0,5%; - Trang điểm chuyên nghiệp: 0,4%; - Thiết kế tạo mẫu tóc, cắt uốn tóc: 0,2%; - Sửa chữa, lắp ráp máy tính: 0,2%; - Sửa chữa thiết bị may: 0,1%; - Điện lạnh: 0,1%; - Kỹ thuật làm bánh Âu: 0,1%; - Hàn: 0,1%; - Sửa chữa điện thoại: 0,1%; - Các nghề khác: 38,1%.
v Kết quả thực hiện BHTN giữa các vùng địa lí cho thấy:
- Vùng Đông Nam Bộ: Số người nộp hồ sơ hưởng TCTN tập trung phần lớn tại vùng Đông Nam Bộ, chiếm 40,4% tổng số người nộp hồ sơ trong cả nước. Cũng tại khu vực này, số người đề nghị chuyển hưởng TCTN sang các địa phương khác chiếm 39,9% tổng số người đề nghị chuyển hưởng TCTN cả nước.
- Đông Nam Bộ và Bắc Trung Bộ Duyên hải miền Trung là những vùng có số người nhận chuyển hưởng lớn nhất trên cả nước, tỷ lệ nhận chuyển hưởng lần lượt là 41,7% và 19,6%.
- Trung Du, Miền núi phía Bắc và Tây Nguyên có tỷ lệ nộp hồ sơ ít nhất trong cả nước, đây là những vùng có địa bàn rộng, giao thông không thuận lợi nên NLĐ thất nghiệp gặp nhiều khó khăn để tiếp cận các điểm tiếp nhận hồ sơ.
2. Tình hình thực hiện BHTN qua một số chỉ tiêu
v Hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trước khi thất nghiệp
Theo số liệu thống kê của 50/63 TTDVVL trên cả nước, hợp đồng lao động (HĐLĐ), hợp đồng làm việc (HĐLV) trước khi thất nghiệp của NLĐ trong tháng 8/2019 như sau: - HĐLĐ không xác định thời hạn: 46,2% số người nộp hồ sơ hưởng TCTN; - HĐLĐ từ 12-36 tháng: 42,5%; - HĐLĐ từ 3 tháng đến dưới 12 tháng: 7,0%; - HĐLV: 4,3%.
Về nguyên nhân thất nghiệp của NLĐ do: + Doanh nghiệp, tổ chức giải thể, phá sản, thay đổi cơ cấu: 3,3% số người nộp hồ sơ hưởng TCTN; + Hết hạn HĐLĐ, HĐLV (30,8%); + Chấm dứt HĐLĐ, HĐLV trước thời hạn (33,3%); + Bị xử lý kỷ luật, bị sa thải (3,9%); + Đơn phương chấm dứt HĐLĐ, HĐLV (4,0%); + Những nguyên nhân khác (24,7%).
v Độ tuổi, giới tính. Theo số liệu thống kê của 50/63 TTDVVL, số người nộp hồ sơ hưởng TCTN trên 35 tuổi chiếm 37,2% số người nộp hồ sơ hưởng TCTN. Trong đó, lao động nữ chiếm 53,4% số người hưởng TCTN trên 35 tuổi.
- Độ tuổi của NLĐ hưởng TCTN như sau: + NLĐ hưởng TCTN dưới 25 tuổi: 12.113 người (14,4% ); + NLĐ hưởng TCTN từ 25-40 tuổi: 58.463 người (69,4%); + NLĐ hưởng TCTN trên 40 tuổi: 13.605 người (16,2%).
- Số lao động nữ có quyết định hưởng TCTN trong tháng 8/2019 là 49.215 người, (58,5%).
v Trình độ chuyên môn. Theo số liệu thống kê của 49/63 TTDVVL trên cả nước, trình độ chuyên môn của NLĐ trong tháng 8/2019 như sau: + NLĐ có trình độ đại học và trên đại học: 16,6% số người nộp hồ sơ hưởng TCTN; + NLĐ có trình độ cao đẳng nghề, cao đẳng chuyên nghiệp: 7,4%; + NLĐ có trình độ trung cấp nghề, trung học chuyên nghiệp: 7,7%; + NLĐ có chứng nhận, chứng chỉ nghề sơ cấp: 4,1%; + NLĐ thất nghiệp là lao động phổ thông (không có bằng cấp, chứng chỉ nghề chuyên môn): 64,2%.
v Nghề nghiệp trước khi bị mất việc làm. Theo số liệu của 50/63 TTDVVL trên cả nước, nghề nghiệp trước khi bị mất việc làm của NLĐ như sau: - Thợ may, thêu và các thợ có liên quan: 21,4% số người nộp hồ sơ hưởng TCTN; - Kế toán: 4,5%; - Kỹ thuật viên điện tử: 4,2%; - Thợ lắp ráp: 3,5%; - Nhân viên bán hàng: 3,4%; - Lái xe khách, xe tải, xe máy: 2,3%; - Kỹ thuật xây dựng: 1,8%; - Nhân viên dịch vụ bảo vệ: 1,6%; - Lao động trồng trọt và làm vườn: 1,2%; - Phân tích phát triển phần mềm và các ứng dụng: 1,2%; - Tư vấn tài chính, đầu tư: 1,1%; - Thợ hàn: 1,1%; - Giáo viên dạy nghề: 1,0%; - Người quét dọn và giúp việc gia đình, khách sạn và văn phòng: 1,0%; - Bác sỹ y khoa: 0,9%; - Đầu bếp: 0,9%; - Giao dịch viên ngân hàng: 0,5%; - Hướng dẫn viên du lịch: 0,4%; - Người đưa tin, người giao hàng: 0,4%; - Luật sư: 0,3%; - Nghề nghiệp khác: 47,3%.
3. Tổ chức, doanh nghiệp có người lao động nộp hồ sơ hưởng TCTN
v Loại hình tổ chức doanh nghiệp. Theo số liệu thống kê của 49/63 TTDVVL trên cả nước, loại hình tổ chức, doanh nghiệp NLĐ làm việc trước khi hưởng TCTN như sau: - Doanh nghiệp tư nhân: 57,8% số người nộp hồ sơ hưởng TCTN; - Doanh nghiệp nước ngoài (FDI): 34,5%; - Doanh nghiệp nhà nước: 3,3%; - Đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị xã hội: 2,8%; - Cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể, hộ kinh doanh: 1,3%; - Hợp tác xã: 0,3%.
v Doanh nghiệp thuộc khu công nghiệp, khu chế xuất. Theo số liệu thống kê của 46/63 TTDVVL trên cả nước, NLĐ làm việc tại doanh nghiệp thuộc khu công nghiệp, khu chế xuất như sau: - Doanh nghiệp không thuộc công nghiệp, khu chế xuất: 62,1%; - Doanh nghiệp thuộc khu công nghiệp, khu chế xuất: 37,9%.
v Ngành làm việc. Theo số liệu thống kê của 48/63 TTDVVL trên cả nước, NLĐ làm việc tại doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong các ngành kinh tế như sau: - Công nghiệp chế biến, chế tạo: 42,2% số người nộp hồ sơ hưởng TCTN; - Hoạt động dịch vụ khác: 22,2%; - Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, hơi nước và điều hòa không khí: 5,2%; - Bán buôn và bán lẻ; Sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác: 4,4%; - Giáo dục và đào tạo: 3,1%; - Xây dựng: 3,0%; - Hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm: 2,7%; - Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản: 2,7%; - Hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ: 2,4%; - Vận tải, kho bãi: 2,3%; - Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ: 2,0%; - Dịch vụ lưu trú và ăn uống: 1,7%; - Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội: 1,6%; - Thông tin và truyền thông: 1,2%; - Nghệ thuật, vui chơi và giải trí: 0,8%; - Cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải: 0,6%; - Hoạt động kinh doanh bất động sản: 0,5%; - Hoạt động làm thuê và các công việc trong hộ gia đình: 0,4%; - Khai khoáng: 0,4%; - Hoạt động của các tổ chức và cơ quan quốc tế: 0,4%; - Hoạt động của Đảng Cộng sản, tổ chức chính trị - xã hội, quản lý nhà nước, an ninh quốc phòng, bảo đảm xã hội bắt buộc: 0,4%.
4. Số tiền chi trả trợ cấp thất nghiệp
Tháng 8/2019, số tiền TCTN tính theo quyết định hưởng TCTN ban hành trong kỳ là 1.452,6 tỷ đồng, số tiền chi trả hỗ trợ học nghề là 14,8 tỷ đồng. Trong đó, một số địa phương có số tiền chi trả TCTN cao như: TP. Hồ Chí Minh (387,0 tỷ đồng); Bình Dương (164,9 tỷ đồng); Hà Nội (128,1 tỷ đồng); Đồng Nai (113,4 tỷ đồng). Một số địa phương có số tiền chi trả TCTN thấp như: Lai Châu (732,2 triệu đồng); Điện Biên (1,0 tỷ đồng).
BHTN có ý nghĩa rất quan trọng, nó không chỉ là công cụ giải quyết vấn đề thất nghiệp trong xã hội mà còn là chính sách giúp ổn định xã hội một cách tốt nhất; có chức năng bảo vệ, bù đắp những tổn thất về mặt tài chính cho NLĐ và giúp họ có khả năng cũng như cơ hội quay lại thị trường làm việc; còn có chức năng khuyến khích giúp hạn chế sự ỷ lại của NLĐ, khuyến khích họ chăm chỉ làm việc, sẵn sàng làm việc; Sau những lợi ích trên thì BHTN vừa đóng vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp, vừa đóng vai trò tối ưu đối với Nhà nước trong việc giải quyết những vấn đề xã hội; Nhờ có bảo hiểm lao động, khi NLĐ bị mất việc, chủ doanh nghiệp không phải mất phí trợ cấp mất việc làm cho NLĐ nên họ sẽ chủ động sử dụng nguồn lao động, tạo động lực phát triển sản xuất. Cũng nhờ có BHTN, gánh nặng ngân sách của Nhà nước khi có thất nghiệp xảy ra được giảm bớt. Cần phổ biến, tuyên truyền sâu rộng để NLĐ hiểu rõ, có trách nhiệm nghĩa vụ khi thực hiện BHTN một cách tốt nhất.
---------------
[1] Quốc hội (2013). Luật số: 38/2013/QH13, Luật Việc làm.
[2] Cục Việc làm - Trung tâm Quốc gia về dịch vụ việc làm (2019). Báo cáo về kết quả thực hiện bảo hiểm thất nghiệp cả nước tháng 8/2019.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn