Phúc đáp Công văn số 3620/BTC-HCSN ngày 28 tháng 3 năm 2019 của Bộ Tài chính [1] đề nghị tham gia ý kiến đối với Dự thảo Quyết định sửa đổi, bổ sung Quyết định số 60/2015/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế quản lý tài chính về bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) và chi phí quản lý BHXH, BHYT, BHTN [6], Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có một số ý kiến [7]:
Một là, sửa đổi, bổ sung Điều 1 Dự thảo Quyết định sửa đổi, bổ sung Quyết định số 60/2015/QĐ-TTg như sau:
Thứ nhất, tại khoản 1, điểm a; khoản 2; khoản 8 Điều 1 Dự thảo, đề nghị bổ sung từ “tổng hợp” và thay từ “chế độ” bằng từ “chính sách” cụ thể như sau: “… cơ quan, tổ chức thuộc ngành Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện nhiệm vụ tổng hợp, tiếp nhận hồ sơ giải quyết chính sách bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp”.
Thứ hai, tại điểm c khoản 9 Điều 1 Dự thảo, đề nghị bổ sung cụm từ “cơ sở sản xuất kinh doanh” trước cụm từ “chưa tham gia BHXH hoặc tham gia chưa đầy đủ các chế độ BHXH”.
Thứ ba, tại điểm d khoản 2: Cơ quan, tổ chức thuộc ngành Lao động - Thương binh và Xã hội được giao tổ chức thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về BHXH; tiếp nhận hồ sơ, giải quyết chính sách bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các nhiệm vụ liên quan đến quản lý, sử dụng quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp”.
Thứ 4, tại điểm b khoản 9 Điều 1 Dự thảo, đề nghị cân nhắc kỹ cơ sở đề xuất điều chỉnh tăng mức chi phí thu BHXH tự nguyện, thu BHYT của người tham gia theo hộ gia đình, của học sinh, sinh viên từ 7% lên tối đa bằng 7,5% số tiền đóng của người tham gia và điều chỉnh giảm mức chi phí chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH, trợ cấp thất nghiệp từ 0,78% xuống 0,65% trên số tiền chi trả.
Thứ năm, đề nghị thể hiện đầy đủ cụm từ “người tham gia BHXH, BHYT, BHTN, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp” cho thống nhất trong toàn bộ Dự thảo và bổ sung cụm từ “người lao động” vào sau cụm từ “cán bộ, công chức, viên chức” tại dự thảo để bảo đảm phù hợp với tình hình biên chế thực hiện chính sách BHTN của ngành Lao động - Thương binh và Xã hội.
Ảnh 1: Hội nghị tuyên truyền về chính sách bảo hiểm xã hội và bảo hiểm thất nghiệp
Hai là, đề nghị sửa đổi, bổ sung một số nội dung trong Quyết định số 60/2015/QĐ-TTg như sau:
Thứ nhất, đề nghị sửa đổi khoản 3 Điều 5 như sau: “Trường hợp Nhà nước ban hành chính sách, chế độ làm thay đổi dự toán đã được Thủ tướng Chính phủ giao, Bộ trưởng Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh dự toán cho Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng, Bảo hiểm xã hội Bộ Công an, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tương ứng với mức điều chỉnh theo chế độ mới và báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện”.
Thứ hai, đề nghị bổ sung tại khoản 5 Điều 6 thời hạn Bảo hiểm xã hội Việt Nam chuyển kinh phí cho các đơn vị liên quan theo từng trường hợp (đã được giao và chưa được giao dự toán), cụ thể: “Bảo hiểm xã hội Việt Nam căn cứ dự toán chi quản lý bộ máy được cấp có thẩm quyền giao, thực hiện chuyển kinh phí vào tài khoản tiền gửi của các đơn vị theo nguyên tắc như sau:
(1) Đối với Bảo hiểm xã hội thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Ban Cơ yếu Chính phủ và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội: Mỗi quý chuyển một lần vào trước ngày 10 của tháng đầu trong quý, số tiền chuyển mỗi lần bằng mức bình quân một quý của dự toán được giao. Trường hợp đến ngày 10 tháng 01 chưa được cấp có thẩm quyền giao dự toán, Bảo hiểm xã hội Việt Nam chuyển tạm ứng một khoản kinh phí bằng mức bình quân một tháng của dự toán được giao năm trước; số kinh phí này được trừ vào số kinh phí chuyển trong năm theo dự toán được giao.
(2) Đối với các đơn vị thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam: việc chuyển kinh phí được thực hiện hàng tháng theo quy định của Bảo hiểm xã hội Việt Nam”.
Thứ ba, đề nghị sửa đổi, bổ sung một số nội dung tại Điều 9, cụ thể:
Tại khoản 1: “Trường hợp cơ quan, tổ chức được giao nhiệm vụ tuyên tuyền, phổ biến chính sách, pháp luật về BHXH, BHYT, BHTN, bảo hiểm TNLĐ, BNN phối hợp với cơ quan, tổ chức liên quan thực hiện nhiệm vụ…”; Tại khoản 4: Điểm d: Bổ sung cụm từ “người lao động” vào sau đoạn: “Đối với công chức, viên chức”; Bổ sung nội dung: “Chi ứng dụng công nghệ thông tin quản lý người tham gia, người thụ hưởng và triển khai thực hiện giao dịch điện tử trong quá trình lao động đối với doanh nghiệp, đơn vị; tạo lập và liên thông cơ sở dữ liệu về quản lý lao động giữa ngành Lao động - Thương binh và Xã hội với ngành Bảo hiểm xã hội, Thuế, Kế hoạch và Đầu tư” để phù hợp với quy định tại Khoản 6 Điều 32 của Nghị định số 28/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 03 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Việc làm về BHTN về việc thông báo tình hình biến động lao động [5]; Bổ sung nội dung: “Chi điều tra, thống kê kết nối dữ liệu đối tượng người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam được cấp giấy phép lao động thuộc đối tượng phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc tại Việt Nam” để phù hợp với Nghị định số 143/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Bảo hiểm xã hội và Luật An toàn, vệ sinh lao động về BHXH bắt buộc đối với người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam [4].
Tại khoản 8: Điểm a: Sửa đổi bổ sung như sau: “Chi mua sắm trang thiết bị, phương tiện làm việc và phục vụ công tác: Nội dung và mức chi thực hiện theo quy định của pháp luật về mua sắm tài sản công”. Điểm b: Bổ sung cụm từ “Nội dung và mức chi” vào trước cụm từ “Thực hiện theo quy định của pháp luật”. Bổ sung nội dung chi liên quan đến việc thực hiện chính sách BHTN (như chi cho cán bộ đi điều tra, xác minh, thu hồi các khoản chi trợ cấp thất nghiệp).
Tại khoản 9: Bổ sung cụm từ “đơn vị thực hiện các chế độ BHTN” vào sau cụm từ “Bảo hiểm xã hội Việt Nam”.
Tại khoản 10: Điểm a: Bổ sung cụm từ “công chức, viên chức, người lao động” vào sau cụm từ “các khoản đóng góp theo lương”.
Sửa đổi bổ sung khoản 10: “Chi hoạt động bộ máy của cơ quan, đơn vị tổ chức thực hiện BHXH, BHYT, BHTN, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, gồm:” Điểm b: Bổ sung cụm từ “người lao động” vào sau cụm từ “cán bộ, công chức, viên chức”.
Đề nghị bỏ khoản 11. Lý do: không liên quan đến nội dung và mức chi phí quản lý.
Thứ tư, đề nghị bổ sung nội dung chi và định mức chi đối với các cuộc hội thảo, tọa đàm trao đổi chuyên môn nghiệp vụ theo quy định tại Thông tư liên tịch số 55/2015/TTLT-BTC-BKHCN ngày 22 tháng 4 năm 2015 của Bộ Tài chính, Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn định mức xây dựng, phân bổ dự toán và quyết toán kinh phí đối với nhiệm vụ khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách Nhà nước [3].
Thứ năm, theo điểm b khoản 5 Điều 9 Quyết định số 60/2015/QĐ-TTg [6] và điểm c khoản 3 Điều 8 Thông tư số 20/2016/TT-BTC ngày 03/02/2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện cơ chế quản lý tài chính và chi phí quản lý BHXH, BHYT, BHTN [2]: Mức chi phí chi trả 0,78% được trích 63% chi cho tổ chức làm đại lý chi trả (chi cho ngành bưu điện), bao gồm cả chi phí chi trả cho người có tài khoản ATM là chưa phù hợp. Để nâng cao hiệu quả sử dụng quỹ BHXH, quỹ BHTN, giảm chi phí từ các quỹ này, đề nghị bổ sung quy định cơ quan Bảo hiểm xã hội trực tiếp chi trả cho người có tài khoản ATM; việc chi trả qua tổ chức làm đại lý chi trả chỉ áp dụng đối với những người không có tài khoản ATM.
Bên cạnh đó, do có nhiều nội dung cần sửa đổi bổ sung (9 trong 16 điều của Quyết định số 60/2015/QĐ-TTg [6]), đồng thời bổ sung nội dung mới về chi phí quản lý bảo hiểm TNLĐ, BNN, đề nghị Bộ Tài chính cân nhắc, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định thay thế Quyết định số 60/2015/QĐ-TTg thay vì Quyết định sửa đổi, bổ sung như dự thảo.
Ảnh 2: Toàn cảnh Hội nghị về bảo hiểm xã hội và bảo hiểm thất nghiệp
Phúc đáp công văn số 3620/BTC-HCSN ngày 28/3/2019 của Bộ Tài chính [1], Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã có một số ý kiến về cơ chế quản lý tài chính về bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) và chi phí quản lý BHXH, BHYT, BHTN đối với Dự thảo Quyết định sửa đổi, bổ sung Quyết định số 60/2015/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ [7], với mong muốn chính sách về BHTN sẽ đi vào đời sống người lao động, giúp họ tái tham gia và thị trường lao động, có công ăn việc làm ổn định, nâng cao mức sống và góp phần xây dựng đất nước.
--------------
[1] Bộ Tài chính (2019). Công văn số 3620/BTC-HCSN ngày 28/3/2019 của Bộ Tài chính đề nghị tham gia ý kiến đối với Dự thảo Quyết định sửa đổi, bổ sung Quyết định số 60/2015/QĐ-TTg ngày 27/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế quản lý tài chính về bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) và chi phí quản lý BHXH, BHYT, BHTN
[2] Bộ Tài Chính (2016). Thông tư số 20/2016/TT-BTC ngày 03/02/2016, Thông tư hướng dẫn thực hiện cơ chế quản lí tài chính về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và chi phí quản lí bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp
[3] Bộ Tài chính - Bộ Khoa học Công nghệ (2015). Thông tư liên tịch số 55/2015/TTLT-BTC-BKHCN ngày 22/4/2015, Thông tư liên tịch hướng dẫn định mức xây dựng, phân bổ dự toán và quyết toán kinh phí đối với nhiệm vụ khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước.
[4] Chính phủ (2018). Nghị định số 143/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2018, Nghị định quy định chi tiết luật bảo hiểm xã hội và luật an toàn, vệ sinh lao động về bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
[5] Chính phủ (2018). Nghị định số 28/2018/NĐ-CP ngày 12/03/2015, Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Việc làm về bảo hiểm thất nghiệp.
[6] Thủ tướng Chính phủ (2015). Quyết định số 60/2015/QĐ-TTg ngày 27/11/2015, Quyết định cơ chế quản lí tài chính về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và chi phí quản lí bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.
[7] Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2019). Công văn số 1887/LĐTBXH-BHXH ngày 16 tháng 5 năm 2019, V/v tham gia ý kiến đối với dự thảo Quyết định sửa đổi, bổ sung Quyết định số 60/QĐ-TTg.
Nguồn tin: Tạp chí Giáo dục
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn