NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC TRUYỀN THÔNG VỀ VIỆC LÀM, QUẢN LÝ LAO ĐỘNG VÀ BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP

Thứ sáu - 04/10/2019 11:36

     Truyền thông về việc làm là cung cấp thông tin hai chiều về việc kết nối cung - cầu lao động; giữa người lao động với người sử dụng lao động, giữa địa phương với doanh nghiệp, giữa địa phương với địa phương, giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp. Truyền thông về việc làm, quản lý lao động và bảo hiểm thất nghiệp, là truyền thông chính sách. Từ việc xây dựng chính sách, đến công bố chính sách tới người dân, thực thi chính sách, đều liên quan tới công tác truyền thông. Trong công tác truyền thông chính sách, báo chí có vị trí hàng đầu, vai trò quan trọng và ảnh hưởng rộng rãi, góp phần đem lại hiệu quả cho chính sách. Cụ thể báo chí tham gia xây dựng, hoạch định chính sách như lấy ý kiến của người dân, của chính các cơ quan báo chí, đóng góp vào những dự thảo hoạch định chính sách, dự thảo chính sách cụ thể, cho đến khi chính sách được các cơ quan công quyền ban hành; báo chí tác động tới việc hoạch định chính sách như báo chí nêu vấn đề, tạo ra áp lực đến quá trình xây dựng chính sách của Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ngành; báo chí có tác động lớn đến ý kiến công chúng như cung cấp kiến thức cho công chúng hiểu biết vấn đề và những ý kiến đóng góp, phản biện của công chúng ảnh hưởng lớn đến các nhà hoạch định chính sách; báo chí tham gia thực thi chính sách và đánh giá chính sách: tuyên truyền, giới thiệu, phổ biến các chính sách của Chính phủ ban hành tới người dân; giám sát và phản biện trong việc thực hiện chính sách...

Ảnh 1: Hội nghị truyền thông về việc làm đối với các cơ quan báo chí

     Trong quá trình thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình, công tác truyền thông đã gặt hái được rất nhiều thành công. Tuy nhiên vẫn tồn tại những hạn chế nhất định như: còn một số cơ quan báo chí chưa thực sự quan tâm đầu tư cho công tác truyền thông về lĩnh vực việc làm; người làm truyền thông – nhà báo gặp nhiều khó khăn trong tiếp cận thông tin đầu nguồn, thông tin chính xác và thông tin có trách nhiệm; sự phối hợp giữa các ngành trong tuyên truyền, chia sẻ thông tin còn lỏng lẻo… Để khắc phục khó khăn hạn chế, nhằm nâng cao hiệu quả truyền thông, cần thực hiện các giải pháp cơ bản sau đây:
     Thứ nhất, nhà báo cần trang bị kiến thức, quan điểm tiếp cận vấn đề về an sinh xã hội, để có cách nhìn toàn diện, sâu sắc. Cần nhận thức báo chí - truyền thông có vai trò quan trọng trong việc ”tham gia giải quyết các vấn đề liên quan tới nhận thức, thái độ và hành vi của công chúng”. Nhà báo cần tuyên truyền, phổ biến, các quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng; chính sách, pháp luật của nhà nước về việc làm, quản lý lao động và bảo hiểm thất nghiệp. Tuyên truyền, giáo dục công chúng thấy được ý nghĩa, vai trò quan trọng của việc làm, quản lý lao động và bảo hiểm thất nghiệp trong đời sống nhân dân; thấy được vai trò chủ thể, vai trò giám sát của nhân dân trong xây dựng và thực thi các chính sách việc làm, lao động, bảo hiểm, phát triển đời sống, kinh tế - xã hội.
     Thứ hai, tuyên truyền thường xuyên, kịp thời đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của nhà nước về việc làm, quản lí lao động và bảo hiểm thất nghiệp. Bên cạnh việc đăng, phát chuyển tải nội dung những văn bản chủ trương, chính sách (toàn văn hoặc trích), báo chí cần đăng, phát nhiều những bài phản ánh, giới thiệu những tấm gương điển hình trong thực hiện chế độ, chính sách việc làm, quản lí lao động và bảo hiểm thất nghiệp. Phải chỉ cho người lao động thấy được khi thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp, sẽ có những lợi ích ra sao, tránh được những rủi ro gì,... Chính những cá nhân đi đầu đó sẽ có sức thuyết phục mạnh mẽ trong cộng đồng. Từ đó nhân rộng thêm những điển hình khác. Đồng thời, cần kịp thời lên án những hành vi tiêu cực, cố tình vi phạm Luật việc làm, Luật BHXH, Luật BHYT, góp phần hạn chế, ngăn chặn, phòng ngừa tình trạng vi phạm các chế độ bảo hiểm thất nghiệp, nợ bảo hiểm xã hội, trục lợi bảo hiểm y tế, để bảo vệ quyền lợi của người lao động và người dân.  

     Thứ ba, thực hiện cam kết truyền thông hai chiều. Quá trình truyền thông kém hiệu quả khi chỉ chú trọng đến truyền thông từ cấp trên xuống cấp dưới, từ bộ xuống sở xuống cấp cơ sở. Muốn thành công phải có sự quân bình giữa truyền thông từ cấp trên xuống và từ cấp dưới lên. Ví dụ, người lao động đưa các ý kiến, nhận xét, góp ý của mình đối với các hoạt động liên quan đến lao động việc làm, thậm chí đưa ra các khiếu nại, phàn nàn về hoạt động của các đơn vị cấp cơ sở hoặc trung tâm dịch vụ việc làm....
Việc truyền thông có thể thực hiện trực tiếp giữa cán bộ về lao động việc làm với người lao động, hoặc truyền thông gián tiếp qua các phương tiện thông tin đại chúng… sao cho phù hợp với người lao động và đạt hiệu quả cao.

     Thứ tư, hình thức truyền thông cần sinh động, phù hợp với trình độ, thói quen, tâm lí tiếp nhận của người lao động, người sử dụng lao động. Các ấn phẩm cần cung cấp thông tin đa chiều về những lợi ích khi người lao động tham gia BHXH, bảo hiểm thất nghiệp; không chỉ phản ánh, tuyên truyền mà còn cần có kiến thức, vốn sống để phản biện chính sách, tăng tính thuyết phục và hấp dẫn trong truyền thông. Cần thêm nhiều chuyên mục, nhiều thể loại, nhiều hình ảnh, tranh vẽ để người lao động dễ hiểu, dễ làm theo. Nâng cao được nhận thức, sự hiểu biết về chính sách việc làm, quản lí lao động, chính sách bảo hiểm cho chủ sử dụng lao động và người lao động, sẽ tạo sự đồng thuận xã hội, hướng tới hoàn thành các mục tiêu về việc làm, về bảo hiểm cho người lao động.
     Thứ năm, về nội dung tuyên truyền, cần chú ý đến những tác động của các Hiệp định thương mại tự do đã ký kết, chuẩn bị ký kết; tác động của cuộc cách mạng khoa học công nghệ 4.0 đến toàn nền kinh tế nói chung và đến thị trường lao động nói riêng. Khi tuyên truyền, cần phân tích rõ những cơ hội cũng như thách thức của Việt Nam, phải chỉ ra thật rõ để cho tất cả các cấp lãnh đạo, các cấp quản lý, các nhà sản xuất, kinh doanh, những người lao động hiểu kỹ và tìm cách nắm lấy thời cơ, tận dụng thời cơ để đẩy mạnh hoạt động sản xuất, kinh doanh, mở rộng thị trường trong và ngoài nước do những điều kiện thuận lợi đem lại; mặt khác, cũng cần chỉ rõ từng thách thức, từng khó khăn để cho các cấp lãnh đạo, các cấp quản lý, giới doanh nhân, doanh nghiệp nhận thức rõ những thách thức này để thực sự có những giải pháp lãnh đạo, giải pháp quản lý, giải pháp sản xuất, kinh doanh hiệu quả vượt qua những thách thức. Khi tuyên truyền, cần có những tác phẩm báo chí ủng hộ, để có thể tạo thêm nhiều việc làm và nâng cao thu nhập cho người lao động. Ngoài ra, truyền thông cần xác định rõ đối tượng tuyên truyền, nội dung tuyên truyền để từ có có hình thức tuyên truyền phù hợp như tích hợp âm thanh, hình ảnh, video vào các tác phẩm báo chí…
     Thứ sáu, thường xuyên phản ánh những cách làm hay, kinh nghiệm tốt, những tấm gương tiêu biểu khi tham gia giải quyết việc làm, quản lí lao động và bảo hiểm thất nghiệp. Đặc biệt cần cho người lao động biết khi tham gia sẽ có lợi ích gì, tránh được rủi ro gì, làm thế nào để tham gia. Thông tin này sẽ là cẩm nang cho người lao động trong việc tìm hiểu, trao đổi, nhận biết lợi ích, cách thức thực hiện để tham gia. Điều đó vừa giúp người lao động dễ tiếp cận chủ trương cùa Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, vừa giúp cơ quan quản lí nhà nước hoàn thành các nhiệm vụ quản lí; tác động đến nhận thức, nếp nghĩ, thay đổi thái độ và từ đó thay đổi hành vi - cách làm của người lao động, góp phần quan trọng để họ thực hiện và thụ hưởng chính sách của Nhà nước.
     Thứ bảy, rèn kĩ năng phát hiện đề tài, khai thác và xử lí thông tin về việc làm, quản lí lao động và bảo hiểm thất nghiệp. Đây là lĩnh vực ít hấp dẫn. Vì vậy nhà báo cần rèn luyện kĩ năng phát hiện vấn đề theo nguyên tắc tiếp cận đa chiều, góc nhìn giám sát, phản biện và chú trọng nhân rộng cách làm hay, điển hình tốt trong cộng đồng. Trong nghiệp vụ báo chí, cần chú ý kĩ năng đào sâu vấn đề, đi tới tận cùng vấn đề. Trong đó, nên tham khảo xu thế tổ chức các tuyến bài nhiều kì, đầu tư công phu. Trong cách thể hiện tác phẩm, cần vận dụng đa phương tiện để sinh động, hấp dẫn công chúng đối với vấn đề ít hấp dẫn.

     Thứ tám, truyền thông giải quyết những tin xấu. Các lĩnh vực hoạt động đều có những thuận lợi cũng như những vấn đề khó khan. Làm truyền thông không chỉ đưa những tin tốt, kết quả, thành tích mà phải đối mặt trung thực phản ảnh những tin xấu, những hạn chế còn tồn tại chưa như mong muốn, phân tích nguyên nhân và đưa ra giải pháp khắc phục. Điều quan trọng của truyền thông là phản ánh chính xác và đầy đủ, để người lao động cảm thấy tin tưởng vào truyền thông. Khi những tin xấu được thông báo một cách thẳng thắn, người lao động sẽ không còn lo sợ về sự thật và sau đó những tin tốt đẹp sẽ làm tăng lòng tin cho mọi người. Ngoài ra truyền thông phải là một quá trình liên tục, không được ngắt quãng, đảm bảo phát huy hiệu quả của truyền thông.

2

Ảnh 2: Hội nghị truyên truyền về chính sách thuộc lĩnh vực việc làm và bảo hiểm xã hội

     Trên đây là một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, các quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng; chính sách, pháp luật của nhà nước về việc làm, quản lý lao động và bảo hiểm thất nghiệp. Tuyên truyền, giáo dục công chúng thấy được ý nghĩa, vai trò quan trọng của việc làm, quản lý lao động và bảo hiểm thất nghiệp trong đời sống nhân dân; thấy được vai trò chủ thể, vai trò giám sát của nhân dân trong xây dựng và thực thi các chính sách việc làm, lao động, bảo hiểm, phát triển đời sống, kinh tế - xã hội.

 

Hình ảnh đại biểu phát biểu tại hội nghị

1
Ông Trần Tuấn Tú, Trưởng phòng bảo hiểm thất nghiệp - Cục Việc làm Ông Tiêu Minh Dưỡng - Phó Giám đốc
Sở Lao động  Thương binh
và Xã hội Cần Thơ
3
Ông Trần Anh Tuấn - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Đào tạo Kinh tế Quốc tế - Giám đốc Chương trình Nghiên cứu Dự báo nhân lực, phát biểu tại hội nghị Ông Bùi Tôn Hiến, Hiệu trưởng
Trường đào tạo bồi dưỡng cán bộ,
công chức lao động - Xã hội

           

 

         

 

 
 

Nguồn tin: Tạp chí Giáo dục

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Hỗ trợ

Bạn thấy website này như thế nào?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây