NHỮNG NỘI DUNG MỚI VỀ TƯ VẤN, GIỚI THIỆU VIỆC LÀM VÀ HỖ TRỢ HỌC NGHỀ 2019

Thứ hai - 29/07/2019 09:17

      Hỗ trợ học nghề là một phần trong chính sách bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) nhằm giúp người lao động (NLĐ) chuyển đổi nghề nghiệp để sớm quay trở lại thị trường lao động (TTLĐ). Trong thực tế hiện nay, số người tham gia BHTN ngày càng tăng, nhưng tmột điều đáng lưu ý là chính sách BHTN hiện nay mới chỉ tập trung vào việc hỗ trợ sau khi thất nghiệp chứ chưa chú trọng nhiều vào các biện pháp chủ động để giúp người lao động duy trì việc làm và tránh thất nghiệp. Đáng chú ý, có không ít trường hợp người lao động chỉ muốn nhận trợ cấp thất nghiệp mà chưa quan tâm đến việc tư vấn, giới thiệu việc làm và hỗ trợ học nghề. Thậm chí, một số người lao động còn khai báo không đúng tình trạng việc làm trong quá trình thẩm định giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp. Để khắc phục tình trạng đó, chế độ về BHTN được sửa đổi về nội dung tư vấn, giới thiệu việc làm và hỗ trợ học nghề như sau:

      Thứ nhất, về tư vấn việc làm
      Hoạt động tư vấn được thực hiện với đối tượng là người lao động (NLĐ) đang đóng BHTN bị chấm dứt HĐLĐ hoặc HĐLV mà có nhu cầu tư vấn, giới thiệu việc làm và những NLĐ đang trong thời gian hưởng TCTN.
      Nội dung thực hiện tư vấn bao gồm: Nắm bắt nhu cầu, khả năng của NLĐ; Tư vấn học nghề phù hợp với trình độ của NLĐ, chi phí và nhu cầu của thị trường lao động; Tư vấn về thủ tục hưởng BHTN theo yêu cầu của NLĐ sau khi đã được tư vấn về việc làm và học nghề; Tư vấn khác: chính sách lao động - việc làm; thông tin thị trường lao động…
      Quy trình thực hiện tư vấn bao gồm 5 bước: Bước 1: NLĐ ghi đầy thông tin cá nhân, nhu cầu tư vấn việc làm vào Phiếu tư vấn, giới thiệu việc làm, TTDVVL trao đổi trực tiếp để nắm bắt nhu cầu, khả năng của NLĐ; Bước 2: TTDVVL có trách nhiệm tiếp nhận, tổng hợp nhu cầu tư vấn của NLĐ bị thất nghiệp đã kê khai trong Phiếu tư vấn, giới thiệu việc làm và tư vấn đối với NLĐ. Nếu NLĐ không chấp thuận việc làm được tư vấn mà có nhu cầu học nghề thì thực hiện thủ tục giải quyết hỗ trợ học nghề. Nếu NLĐ không có nhu cầu học nghề mà có nhu cầu hưởng TCTN thì thực hiện thủ tục giải quyết hưởng TCTN. Bước 3: TTDVVL có trách nhiệm theo dõi về việc tư vấn, giới thiệu việc làm đối với NLĐ; Bước 4: TTDVVL có trách nhiệm xác lập hồ sơ cho từng đợt tư vấn, giới thiệu việc làm và đối với từng NLĐ (Phiếu tư vấn, giới thiệu việc làm); Bước 5: TTDVVL có trách nhiệm báo cáo số lượng NLĐ đang đóng BHTN mất việc làm được tư vấn (Mẫu số 16 – TT28) [1].
 

1

Ảnh 1. Trung tâm DVVL tư vấn việc làm cho NLĐ

 

      Thứ hai, về giới thiệu việc làm
      Hoạt động giới thiệu việc làm được thực hiện cho các đối tượng là NLĐ đang đóng BHTN bị chấm dứt HĐLĐ hoặc HĐLV mà có nhu cầu tư vấn, giới thiệu việc làm và NLĐ đang trong thời gian hưởng TCTN.
      
Nội dung giới thiệu việc làm bao gồm: Nắm bắt nhu cầu, khả năng của NLĐ; Giới thiệu việc làm phù hợp với yêu cầu và khả năng của NLĐ: việc làm mà NLĐ được đào tạo; việc làm đã từng thực hiện; việc làm mà mức lương bằng hoặc cao hơn mức lương NLĐ đã từng làm trước khi chấm dứt HĐLĐ/ HĐLV...
      Quy trình thực hiện giới thiệu việc làm bao gồm 5 bước: Bước 1: TTDVVL có trách nhiệm tiếp nhận, tổng hợp nhu cầu giới thiệu việc làm của NLĐ bị thất nghiệp đã kê khai trong Phiếu tư vấn, giới thiệu việc làm để giới thiệu việc làm; Bước 2: Căn cứ nhu cầu tuyển dụng việc làm của doanh nghiệp, đơn vị sử dụng lao động tại Trung tâm để giới thiệu việc làm phù hợp; Bước 3: TTDVVL lập Phiếu giới thiệu việc làm (mẫu số 02 kèm theo sổ hướng dẫn) để NLĐ đến doanh nghiệp tuyển dụng; Bước 4: TTDVVL có trách nhiệm theo dõi kết quả giới thiệu việc làm của NLĐ tại doanh nghiệp, đơn vị sử dụng lao động được giới thiệu; Bước 5: TTDVVL có trách nhiệm báo cáo số lượng NLĐ được giới thiệu việc làm [2].
      Thứ ba, về hỗ trợ học nghề
      Hoạt động này thực hiện với những đối tượng là NLĐ bị chấm dứt HĐLĐ/HĐLV, mà có thời gian đóng BHTN từ đủ 09 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt HĐLĐ/HĐLV nhưng không thuộc diện hưởng TCTN có nhu cầu học nghề và NLĐ đang trong thời gian hưởng TCTN có nhu cầu học nghề.
      Điều kiện hỗ trợ học nghề là những NLĐ thất nghiệp có thời gian đóng BHTN từ đủ 09 tháng trở lên nhưng không thuộc diện hưởng TCTN. Trường hợp NLĐ chưa đủ điều kiện hưởng TCTN được hỗ trợ học nghề khi có đủ 04 điều kiện sau: (1) Chấm dứt HĐLĐ/HĐLV (trừ các trường hợp NLĐ chấm dứt HĐLĐ, HĐLV trái pháp luật; được hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng; (2) Đã đóng BHTN từ đủ 09 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt HĐLĐ/HĐLV; (3) Có đề nghị hỗ trợ học nghề nộp cùng với hồ sơ đề nghị hưởng TCTN tại TTDVVL trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày chấm dứt HĐLĐ, HĐLV; (4) Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng BHTN (trừ các trường họp sau đây: Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an; Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên; Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc; Bị tạm giam, chấp hành hình phạt tù; Ra nước ngoài định cư, đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng; chết). Đối với NLĐ đang hưởng TCTN có nhu cầu học nghề thì nộp hồ sơ đề nghị hỗ trợ học nghề tại TTDVVL nơi người lao động hưởng TCTN [3].
      
Thời gian hỗ trợ học nghề theo thời gian học nghề thực tế nhưng không quá 06 tháng. Thời điểm bắt đầu học nghề của NLĐ sau khi ban hành quyết định về việc hỗ trợ học nghề nhưng không quá 03 tháng kể từ ngày NLĐ hết thời hạn hưởng TCTN theo quyết định về việc hưởng TCTN của Giám đốc Sở LĐTB&XH. Hằng tháng, CSDN lập danh sách và có chữ kỷ của NLĐ đang học nghề chuyển tổ chức BHXH để thanh, quyết toán kinh phí hỗ trợ học nghề theo tháng và thời gian thựe tế NLĐ tham gia học nghề.
      Mức hỗ trợ học nghề tối đa 01 (một) triệu đồng/người/ tháng. Mức hỗ trợ cụ thể được tính theo tháng, tùy theo từng nghề, mức thu học phí và thời gian học nghề thực tế theo quy định của cơ sở dạy nghề. Trường hợp NLĐ tham gia khóa học nghề có những ngày lẻ không đủ tháng theo quy định của cơ sở dạy nghề thì số ngày lẻ đó được tính tròn là 01 (một) tháng để xác định mức hỗ trợ học nghề. Đối với NLĐ tham gia BHTN tham gia khóa học nghề có mức chi phí học nghề cao hơn mức hỗ trợ học nghề theo quy định thì phần vượt quá mức hỗ trợ học nghề do NLĐ tự chi trả.
      
Hồ sơ đề nghị hỗ trợ học nghề gồm: Đề nghị hưởng TCTN; Bản chính hoặc bản sao có chứng thực của một trong các giấy tờ: HĐLĐ/HĐLV đã hết hạn hoặc đã hoàn thành công việc theo hợp đồng; Quyết định thôi việc; Quyết định sa thải; Quyết định kỷ luật buộc thôi việc; Thông báo hoặc thoa thuận chấm dứt HĐLĐ/HĐLV; Sổ BHXH; Đề nghị hỗ trợ học nghề.
      Quy trình tiếp nhận hồ sơ và giải quyết hỗ trợ học nghề. Đối với người thất nghiệp có thời gian đóng BHTN từ đủ 09 tháng trở lên nhưng không thuộc diện hưởng TCTN tiến hành thực hiện các bước sau: (1) NLĐ nộp hồ sơ hồ trợ học nghề. Lưu ý trường hợp NLĐ nộp hồ sơ hưởng TCTN và không đủ điều kiện hưởng TCTN sau đó nộp hồ sơ đề nghị hỗ trợ học nghề; trường hợp NLĐ nộp hồ sơ hưởng TCTN đồng thời với hồ sơ hỗ trợ học nghề; (2)  Cán bộ TTDVVL nắm bắt nhu cầu, khả năng của NLĐ bị thất nghiệp. Tư vấn về chính sách hỗ trợ học nghề, các ngành nghề phù hợp với khả năng của NLĐ bị thất nghiệp..., tư vấn thủ tục, hồ sơ hồ trợ học nghề, CSDN, địa chỉ, nghề, học phí, thời gian học nghề, thời điểm học nghề; (3) Cán bộ TTDWL có trách nhiệm cung cấp mẫu Đề nghị hỗ trợ học nghề và hướng dẫn NLĐ kê khai. Đối với NLĐ bị thất nghiệp thì cần ghi đầy đủ các thông tin trong mẫu Đề nghị hỗ trợ học nghề; (4) NLĐ bị thất nghiệp chuyển cho cán bộ TTDVVL Đề nghị hỗ trợ học nghề; (5) Cán bộ TTDVVL tiếp nhận Đề nghị hỗ trợ học nghề của NLĐ bị thất nghiệp phải có trách nhiệm kiểm tra, rà soát các thông tin NLĐ ghi (chý ý các thông tin cá nhân), kiểm tra sồ BHXH của NLĐ bị thất nghiệp (chú ý số tháng đóng BHTN), kiểm tra CMND (hoặc giấy tờ cỏ ảnh được cơ quan có thẩm quyền cấp), kiểm tra các giấy tờ (khác) có liên quan và các nội dung kê khai trong hồ sơ. Nếu thấy có vấn đề cần bổ sung hoặc làm rõ thì yêu cầu người nộp hồ sơ bổ sung hoặc làm rõ. Chỉ nhận những hồ sơ đã đầy đủ và hợp lệ; (6) Sau khi tiếp nhận hồ sơ hưởng hỗ trợ học nghề của NLĐ, cán bộ TTDVVL phải viết giấy hẹn trả kết quả (mẫu số 04 kèm theo sổ hướng dẫn).
      
Đối với người đang hưởng TCTN tiến hành các bước sau đây: (1) Cán bộ TTDVL nắm bắt nhu cầu, khả năng của NLĐ bị thất nghiệp. Tư vấn về chính sách hỗ trợ học nghề, các ngành nghề phù hợp với khả năng của NLĐ bị thất nghiệp, tư vấn thủ tục, hồ sơ hỗ trợ học nghề, CSDN, địa chỉ, nghề, học phí, thời gian học nghề, thời điểm học nghề; (2) Cán bộ TTDVVL có trách nhiệm cung cấp mẫu Đề nghị hồ trợ học nghề và hướng dẫn NLĐ kê khai. NLĐ bị thất nghiệp ghi đầy đủ các thông tin trong mẫu Đề nghị hỗ trợ học nghề nêu trên; (3) NLĐ bị thất nghiệp chuyển cho cán bộ TTDWL Đề nghị hỗ trợ học nghề; (4) Cán bộ TTDWL tiếp nhận Đề nghị hỗ trợ học nghề của NLĐ bị thất nghiệp phải có trách nhiệm kiềm tra, rà soát các thông tin NLĐ khai. Nếu thấy có vấn đề cần bổ sung hoặc làm rõ thì yêu cầu làm rõ; (5) Sau khi tiếp nhận Đề nghị hỗ trợ học nghề của NLĐ, cán bộ TTDVVL phải viết giấy hẹn trả kết quả.
      
Quy trình giải quyết hỡ trợ học nghề thực hiện theo các bước như sau: (1) TTDWL liên hệ với CSDN có khóa học của NLĐ, trao đổi với NLĐ về khoá học nghề; xác nhận lại các thông tin về khóa học nghề; (2) TTDVVL sau khi thực hiện chắp nối thông tin, dự thảo quyết định hỗ trợ học nghề trình Giám đốc Sở LĐTB&XH xem xét, quyết định; (3) Giám đốc Sở LĐTB&XH kiểm tra hồ sơ (khi kiềm tra nếu có vấn đề chưa rõ có thể yêu cầu TTDVVL giải trình), ký Quyết định, chuyển hồ sơ và Quyết định đã ký cho TTDVVL phát hành và lưu trữ; (4) TTDVVL gửi: 01 bản gửi BHXH; 01 bản gửi Sở LĐTB&XH; 01 bản gưi CSDN; 01 bản lưu tại TTDVVL; 01 bản gửi NLĐ; (5) CSDN căn cứ Quyết định hồ trợ học nghề tổ chức khóa học nghề để NLĐ tham gia khóa học tại CSDN, lập các hồ sơ (theo mẫu của BHXỈI quy định) đề nghị BHXH chuyển tiền; (6) BHXH kiểm tra đối chiếu và chuyển tiền trực tiếp cho CSDN, không hỗ trợ bằng tiền cho NLĐ tự học nghề.
      Thời hạn giải quyết hỗ trơ học nghề. Trong thời hạn 15 ngày (ngày làm việc) kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị hỗ trợ học nghề của NLĐ, TTDVVL có trách nhiệm xem xét hồ sơ đê xác định cụ thể nghề, thời gian học nghề, thời điểm bắt đầu học nghề, mức hỗ trợ học nghề, cơ sở đào tạo nghề để trình Giám đốc Sở LĐTB&XH quyết định về việc hỗ trợ học nghề cho NLĐ. Sau thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày ghi trong phiếu hẹn trả kết quả, nếu NLĐ không đến nhận quyết định về việc hỗ trợ học nghề thì được coi là không có nhu cầu hỗ trợ học nghề.
      
Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày NLĐ không đến nhận quyết định về việc hỗ trợ học nghề theo quy định, TTDVVL trình Giám đốc Sở Lao động thương binh và Xã hội quyết định về việc hủy quyết định hỗ trợ học nghề của NLĐ. Sau 03 tháng kể từ ngày hết thời hạn trả kết quả giải quyết hồ sơ đề nghị hỗ trợ học nghề đối với trường hợp NLĐ có thời gian đóng BHTN từ đủ 09 tháng trở lên nhưng không thuộc diện hưởng TCTN nếu NLĐ không đến TTDWL để nhận lại sổ BHXH thì TTDVVL chuyển BHXH của NLĐ đến BHXH cấp tỉnh để quản lý.
 

2

Ảnh 2: Trung tâm dịch vụ việc làm tư vấn học nghề cho người lao động

      Trên đây là một số nội dung mới đối với hoạt động tư vấn, giới thiệu việc làm và hỗ trợ học nghề. Khi thực hiện hoạt động này, TTDVVL cần bố trí bộ phận tư vấn ban đầu để tư vấn, giới thiệu việc làm đối với NLĐ trước khi nộp hồ sơ đề nghị hưởng TCTN nhằm giúp NLĐ sớm quay lại thị trường lao động, tiến hành tư vấn theo đúng trình tự: kết nối việc làm, học nghề, BHTN... từ đó nâng cao hiệu quả của công tác tư vấn, giới thiệu việc làm.

---------------

[1] Chính phủ (2015). Nghị định số 28/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật việc làm về Bảo hiểm thất nghiệp.
[2]  Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (2015). Thông tư số 16/LĐTBXH-TT ngày 5/9/1996 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện Nghị định số 72/CP ngày 31/10/1995 của Chính phủ về việc tuyển lao động.
[3] Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (2015). Thông tư số 28/2015/ TT-BLDTBXH ngày 31 tháng 7 năm 2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện điều 52 của Luật việc làm và một số điều của Nghị định số 28/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 3 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của luật việc làm về Bảo hiểm thất nghiệp.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Hỗ trợ

Bạn thấy website này như thế nào?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây