PHÁT TRIỂN ĐỐI TƯỢNG THAM GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI, BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP THEO NGHỊ QUYẾT 102/NQ-CP CỦA CHÍNH PHỦ

Thứ hai - 05/08/2019 10:22

Bảo hiểm xã hội là một trụ cột chính của hệ thống an sinh xã hội trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, góp phần quan trọng thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, bảo đảm ổn định chính trị - xã hội, đời sống nhân dân, phát triển bền vững đất nước. Vì vậy, một trong những mục tiêu quan trọng của đất nước là phát triển hệ thống chính sách bảo hiểm xã hội linh hoạt, đa dạng, đa tầng, hiện đại, hội nhập quốc tế; huy động các nguồn lực xã hội, hướng tới bao phủ toàn dân theo lộ trình phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, hướng tới mục tiêu bảo hiểm xã hội toàn dân. Chính vì vậy việc phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp là một nội dung rất trong trọng. Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 102/NQ-CP ngày 03/8/2018 về việc giao chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp [1].

Một là, nguyên tắc xây dựng chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp. Bao gồm 3 nội dung sau: (1) Ủy ban nhân dân các cấp căn cứ các tiêu chí, phương pháp xây dựng chỉ tiêu để xây dựng chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia bảo him xã hội tại địa phương và trình Hội đồng nhân dân cùng cấp đưa vào chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội hàng năm, đồng thời xây dựng kế hoạch để thực hiện chỉ tiêu đã đề ra, trong đó phân tích, đánh giá tính khả thi và giải pháp thực hiện chỉ tiêu cho giai đoạn 2019-2020. (2) Hằng năm, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương báo cáo về việc xây dựng chỉ tiêu, kế hoạch và tình hình thực hiện chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ. (3) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương tiến hành tổng kết, đánh giá việc giao chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội giai đoạn 2019-2020 và đề xuất Chính phủ quyết định giao chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội cho giai đoạn từ năm 2021 trở đi đối với từng địa phương cho phù hợp.

Hai là, chỉ tiêu xây dựng chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp. Nội dung này bao gồm các chỉ tiêu như sau: (1) Số người tham gia bảo hiểm xã hội: Số người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc; Số người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện; Số người tham gia bảo hiểm thất nghiệp. (2) Tỷ lệ tham gia bảo hiểm xã hội: Tỷ lệ tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc (số người tham gia so với số người thuộc diện tham gia); Tỷ lệ tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện (số người tham gia so với số người thuộc diện tham gia); Tỷ lệ tham gia bảo hiểm xã hội thất nghiệp (số người tham gia so với số người thuộc diện tham gia). (3) Tốc độ phát triển số người tham gia bảo hiểm xã hội: Tốc độ phát triển số người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc (năm sau so với năm trước); Tốc độ phát triển số người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện (năm sau so với năm trước); Tốc độ phát triển số người tham gia bảo hiểm thất nghiệp (năm sau so với năm trước).

Ba là, tiêu chí và phương pháp xây dựng chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp bao gồm các bước như sau:

Bước 1: Xác định các tiêu chí. Các địa phương trên cơ sở kết quả tình hình thực hiện 06 tháng đu năm, đồng thời ước thực hiện cả năm hiện hành để làm cơ sở tiến hành dự báo, xác định số liệu cho năm tiếp theo, bao gồm: (1) Xác định đối tượng thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội trong lực lượng lao động tại địa phương (bao gồm đối tượng thuộc diện phải đăng ký thường trú, tạm trú tại địa phương); Đối tượng thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, gồm: số cán bộ, công chức, viên chức và người lao động làm việc tại các cơ quan, đơn vị hành chính, sự nghiệp, Đảng, đoàn thể (bao gồm cả cán bộ, công chức cấp xã); số người hoạt động không chuyên trách tại xã, phường, thị trấn; số người lao động làm việc theo hợp đồng lao động từ đủ 1 tháng trở lên (bao gồm cả người quản lý doanh nghiệp, quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương) tại các đơn vị, doanh nghiệp; số người đi làm việc có thời hạn tại nước ngoài theo hợp đồng; đối tượng khác (nếu có); Đối tượng thuộc diện tham gia bảo hiểm thất nghiệp bao gồm: số viên chức làm việc tại các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức chính trị, chính trị xã hội; số người lao động làm việc theo hợp đồng lao động từ đủ 3 tháng trở lên (bao gồm cả người quản lý doanh nghiệp, quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương) tại các đơn vị, doanh nghiệp; đối tượng thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. (2) Xác định đối tượng đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm xã hội tự nguyện do cơ quan bảo hiểm xã hội đang quản lý gồm: lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc phân loại theo từng nhóm đối tượng thuộc diện tham gia bảo him xã hội bt buộc; lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp phân loại theo từng nhóm đối tượng thuộc diện tham gia bảo hiểm thất nghiệp; lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện phân loại theo từng nhóm đối tượng thuộc diện tham gia bảo him xã hội tự nguyện ở mục trên; (3) Xác định các đối tượng tiềm năng cn khai thác dựa trên số đối tượng thuộc diện tham gia, số đang tham gia đã xác định ở trên để tính toán số đối tượng tiềm năng cần khai thác trong thời gian tới (bằng số đối tượng thuộc diện tham gia trừ đi số đối tượng đang tham gia của từng nhóm).

Bước 2: Xác định chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tại địa phương. Trên cơ sở số liệu đối tượng tiềm năng phân loại theo nhóm nêu trên, căn cứ vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội những năm tiếp theo, các địa phương xây dựng chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia bảo him xã hội, bảo hiểm thất nghiệp năm 2019 và năm 2020; đồng thời xây dựng kế hoạch để thực hiện chỉ tiêu đã đề ra, trong đó phân tích, đánh giá tính khả thi và giải pháp thực hiện chỉ tiêu. Chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp đề xuất của các địa phương phải đảm bảo: (1) Đối với bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm thất nghiệp: tỷ lệ tổng số lao động tham gia chiếm ít nhất là 90% số đối tượng thuộc diện tham gia vào cuối năm 2019 và chiếm ít nhất là 95% vào cuối năm 2020. (2) Đối với bảo hiểm xã hội tự nguyện: tốc độ gia tăng đối tượng thagia của năm sau so với năm trước ít nhất bằng 30% - 50% so với năm trước.

Ảnh: Đối tượng tham gia Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm thất nghiệp

Thực hiện những nội dung trên, Chính phủ giao các đơn vị tổ chức thực hiện như sau: (1) Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cs nhiệm vụ: Xây dựng kế hoạch và đề xuất các giải pháp cụ thể để triển khai thực hiện chỉ tiêu đã đề ra, trong đó bao gồm cả phân tích, đánh giá tính khả thi, dự kiến nguồn lực thực hiện và chính sách hỗ trợ riêng của địa phương; chỉ đạo, đôn đốc các sở, ban, ngành liên quan căn cứ nguyên tắc, chỉ tiêu, kế hoạch đã xây dựng để triển khai thực hiện, đồng thời thực hiện đng bộ các nhóm giải pháp nhằm tăng nhanh diện bao phủ đối tượng tham gia bảo him xã hội, bảo hiểm thất nghiệp; (2) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có nhiệm vụ: chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra, đôn đốc các địa phương thực hiện các nguyên tắc, chỉ tiêu, tiêu chí và phương pháp xây dựng chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia BHXH; hằng năm, tổng hợp tình hình thực hiện chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp của các địa phương và các vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện để báo cáo Thủ tướng Chính phủ; tổng kết, đánh giá việc giao chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội giai đoạn 2019-2020 và đề xuất Chính phủ quyết định giao chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội cho các địa phương giai đoạn từ năm 2021 trở đi; (3) Bảo hiểm xã hội Việt Nam tập trung đôn đốc, chỉ đạo Bảo hiểm xã hội các tỉnhthành phố trực thuộc trung ương tích cực, chủ động phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan ở địa phương thực hiện phát trin đi tượng tham gia bảo hiểm xã hội nhằm đạt được chỉ tiêu đã đ ra.

-------------------------------

 [1] Chính phủ (2018). Nghị quyết số 102/NQ-CP ngày 03/8/2018 của Chính phủ về việc giao chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.
2, Chính phủ (2018). Nghị quyết số 125/NQ-CP ngày 8/10/2018 của Chính phủ ban hành chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 23/5/2018 của Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ương khóa XIII về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội.

Nguồn tin: Tạp chí Giáo dục

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Hỗ trợ

Bạn thấy website này như thế nào?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây