17. Khảo sát sự thay đổi chiến lược trong giờ học đọc hiểu tiếng Nhật theo phương pháp Peer Reading của sinh viên Việt Nam
Thứ hai - 05/12/2016 10:35
608
305
Tác giả bài viết: Lê Hà Phương
Tóm tắt: Trong bài viết này, chúng tôi tiến hành dạy thử nghiệm các giờ học đọc hiểu bằng phương pháp Peer Reading cho sinh viên Việt Nam học tiếng Nhật và khảo sát sự thay đổi trong việc sử dụng các chiến lược đọc hiểu của sinh viên. Kết quả khảo sát cho thấy: 1- Mức độ sử dụng các chiến lược liên quan đến cách thức lí giải văn bản đọc hiểu tại giờ học thứ 2 tăng lên đáng kể so với giờ học đầu tiên, đặc biệt “Dự đoán cách thức triển khai nội dung bài đọc”, “Đoán nghĩa của từ/ cụm từ”, “Dịch sang tiếng Việt” và “Xác nhận tính nhất quán” là các chiến lược được sử dụng nhiều nhất. 2- Song song với việc ghi nhận mức độ sử dụng các chiến lược nêu trên, “Đọc thành tiếng” và “Xác nhận phương án đúng” lại có xu hướng giảm đi. Với hai kết quả này, chúng tôi cho rằng nếu tiến hành áp dụng phương pháp Peer Reading với mức độ nhiều hơn nữa thì sẽ góp phần nâng cao năng lực học tập cũng như tăng cường hoạt động hợp tác của SV.
Từ khóa: Đọc hiểu tiếng Nhật, Peer Reading, cách thức lí giải văn bản đọc, hoạt động hợp tác, chiến lược.
Nội dung chi tiết bài viết trong file đính kèm.
Chú ý: Việc đăng lại bài viết trên ở website hoặc các phương tiện truyền thông khác mà không ghi rõ nguồn của Tạp chí Giáo dục là vi phạm bản quyền!