13. MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN LỜI NÓI MẠCH LẠC CHO TRẺ 5-6 TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM NON
Thứ tư - 29/07/2020 15:31
1296
2687
Tác giả bài viết: Cao Thị Hồng Nhung
Tóm tắt: Phát triển ngôn ngữ nói chung, phát triển lời nói mạch lạc cho trẻ nói riêng là nhiệm vụ giáo dục quan trọng hàng đầu trong giáo dục trẻ 5-6 tuổi, góp phần phát triển kĩ năng giao tiếp, tư duy hình thành, tích lũy và mở rộng vốn hiểu biết của trẻ, giúp trẻ nhận thức thế giới xung quanh một cách đầy đủ, chính xác hơn, thể hiện tư duy và thúc đẩy tư duy phát triển. Bài viết phân tích bản chất, biểu hiện, phân loại, ý nghĩa, nhiệm vụ của lời nói mạch lạc dạng độc thoại; từ đó đề xuất một số biện pháp phát triển lời nói mạch lạc cho trẻ 5-6 tuổi nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trong trường mầm non. Việc chuẩn bị các điều kiện, trong đó có sự phát triển lời nói mạch lạc cho trẻ 5-6 tuổi là điều kiện cần thiết để chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1.
Từ khóa: lời nói mạch lạc, trẻ 5-6 tuổi, mẫu giáo, trường mầm non
Nội dung chi tiết bài viết trong file đính kèm.
Chú ý: Việc đăng lại bài viết trên ở website hoặc các phương tiện truyền thông khác mà không ghi rõ nguồn của Tạp chí Giáo dục là vi phạm bản quyền!