39. VẬN DỤNG MÔ HÌNH HỌC TẬP TRẢI NGHIỆM CỦA DAVID KOLB TRONG GIẢNG DẠY HỌC PHẦN “GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG” CHO SINH VIÊN NGÀNH GIÁO DỤC TIỂU HỌC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC
Thứ tư - 29/07/2020 16:42
707
553
Tác giả bài viết: Trịnh Thu Huyền
Tóm tắt: Đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển phẩm chất và nâng cao năng lực, giúp người học vận dụng kiến thức vào giải quyết các vấn đề thực tiễn là xu thế thay đổi tất yếu trong bối cảnh hiện nay. Xuất phát từ nhu cầu đó, các cơ sở đào tạo và giáo viên cần linh hoạt trong việc tổ chức các hoạt động dạy học, nhằm hỗ trợ hiệu quả và tăng cường hơn nữa vai trò của người học. Bài viết đề cập việc vận dụng mô hình học tập qua trải nghiệm của David Kolb đối với học phần Giáo dục môi trường, môn học có kiến thức gắn liền với thực tiễn giúp người học tìm hiểu được bản chất của sự vật, hiện tượng và sự gắn kết giữa kiến thức với thực tiễn cuộc sống xung quanh. Kết quả nghiên cứu cho thấy tác dụng tích cực của việc vận dụng các hoạt động trải nghiệm trong việc giảng dạy học phần Giáo dục môi trường, giúp sinh viên chủ động trong việc tư duy và tiếp cận tri thức. Mô hình học tập sẽ có ý nghĩa hơn đối với những môn học gắn liền với thực tiễn.
Từ khóa: Mô hình học tập, trải nghiệm, giảng dạy, giáo dục môi trường, giáo dục tiểu học
Nội dung chi tiết bài viết trong file đính kèm.
Chú ý: Việc đăng lại bài viết trên ở website hoặc các phương tiện truyền thông khác mà không ghi rõ nguồn của Tạp chí Giáo dục là vi phạm bản quyền!