14:44 30/03/2017
Bài viết nhằm mục đích giới thiệu những bước cần thiết trong việc dạy học sinh tiểu học giải bài toán "Tìm hai số khi biết tổng và tỉ của hai số đó".
- Hướng dẫn học sinh tìm hiểu kĩ đề bài.
- Dạy học sinh cách nhận dạng bài toán
- Hướng dẫn học sinh giải bài toán: Những bước cơ bản cần thiết khi giải quyết bài toán.
Và sau tất cả, những hướng dẫn được trình bày để giải quyết những bài toán phức tạp hơn như giấu tổng hoặc ti, tìm 3 số khi biết tổng và tỉ của chúng....
14:44 30/03/2017
Để tìm nhiều lời giải cho một bài toán, cần phân tích bài toán dưới nhiều khía cạnh, nhiều góc độ khác nhau, vấn đề quan trọng là cách nhìn bài toán, cách tiếp cận bài toán, khai thác hết mọi khía cạnh biểu hiện của bài toán; nhìn bài toán dưới dạng chính quy, cơ bản, đưa bài toán về dạng điển hình. Hơn nữa, phải biết cách nhìn bài toán trong bối cảnh chung, kết hợp nhìn bài toán ở hoàn cảnh cụ thể trong mối tương quan với những bài toán khác.
14:44 30/03/2017
Bài toán bất đẳng thức được ứng dụng nhiều trong các dạng bài toán khác nhau và được sử dụng nhiều khi ôn tập, ôn thi, kì thi học sinh giỏi, đặc biệt là thi học sinh giỏi khối 8, khối 9. Do đó, học sinh được yêu cầu nắm kiến thức cơ bản về bất đẳng thức và tìm cực trị, sử dụng bất đẳng thức cũng như biết vận dụng bất đẳng thức để giải các loại bài tập khác. Bài toán tìm cực trị trong đại số và hình học giúp học sinh mở rộng tầm nhìn; có những cách làm sáng tạo độc đáo.
09:55 13/02/2017
Bài báo trình bày phương pháp hướng dẫn học sinh rèn luyện tư duy và phát triển năng lực trí tuệ thông qua việc khai thác kết quả một bài toán nhằm nâng cao hiệu quả dạy học.
01:12 08/01/2017
Bài báo trình bày một số bài toán cụ thể và trình bày phương pháp khai thác các cách giải khác nhau bằng cách lập phương trình bậc nhất 1 ẩn và hệ phương trình bậc nhất 2 ẩn.
16:18 07/01/2017
Bài báo trình bày một số cách sáng tạo bài toán mới thông qua bài toán ban đầu về bất đẳng thức nhằm rèn luyện tư duy độc lập, sáng tạo cho học sinh trung học phổ thông.
09:18 01/12/2016
Bài báo trình bày bài toán về cắt – ghép hình chữ thập với diện tích không đổi, qua đó thấy được sự phong phú và đa dạng của các bài toán về cắt – ghép hình ở tiểu học từ đó năng lực tư duy và trí tưởng tượng không gian của học sinh được bồi dưỡng rèn luyện và phát triển.
15:24 30/09/2016
Tóm tắt: Từ một bài toán cơ bản trong sách giáo khoa, giáo viên có thể linh hoạt khai thác thành nhiều bài toán mới nhằm giúp học sinh sáng tạo thông qua hoạt động dẫn dắt, định hướng cách suy luận, qua đó, học sinh biết cách giải quyết vấn đề và phát triển tư duy. Xuất phát từ ý tưởng đó, bài viết đưa ra một số ví dụ là các bài tập toán ở tiểu học và hướng dẫn cách khác thác mới đối với bài toán ban đầu nhằm phát triển năng lực tư duy cho học sinh trong quá trình dạy học toán.
Từ khóa: năng lực tư duy, học sinh, bài toán, sách giáo khoa
11:12 27/09/2016
Tóm tắt: Bài viết đưa ra một số ví dụ minh họa, đề xuất quy trình dạy học trong khai thác một số dạng bài toán hình học ở tiểu học nhằm tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh.
Từ khóa: khai thác, bài toán, hình học, tiểu học, tích cực hóa, nhận thức, học sinh.
10:40 27/09/2016
Tóm tắt: Một bài toán hình học có thể có nhiều cách giải khác nhau, nhưng có những bài toàn với dữ kiện đã cho học sinh có thể gặp bế tắc, không tìm ra cách giải nếu không vẽ thêm hình phụ giúp học sinh tìm được lời giải dễ dàng và thuận lợi hơn, thậm chí có bài toán phải vẽ thêm hình phụ mới tìm được lời giải. Bài viết đưa ra một số phương pháp vẽ thêm hình phụ thông qua một số ví dụ, qua đó rèn luyện thao tác tư duy phan tích và tổng hợp cho học sinh.
Từ khóa: tư duy, phân tích, tổng hợp, học sinh lớp 9, bài toán, hình phụ.
14:51 19/09/2016
Bài viết đề cập bài toán cực trị hình học trong chương trình toán trung học cơ sở với các ví dụ cụ thể: bài tập tính toán hoặc chứng minh các kết quả toán học; bài tập về tìm tập hợp điểm; bài tập về dựng hình; một số phương pháp giải toán cực trị trong hình học phẳng; vận dụng kiến thức vào giải các bài tập cực trị hình học; một số bài tập luyện tập.
16:14 15/09/2016
Để bồi dưỡng, phát triển năng lực tư duy sáng tạo cho học sinh, giáo viên có thể hệ thống hóa kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa, tìm tòi nhiều cách giải khác nhau, đi đến sáng tạo và đề xuất bài toán mới. Qua đó, gây hứng thú và niềm say mê học tập cho học sinh. Quá trình tìm tòi, khám phá ra các cách giải khác nhau cho một bài toán góp phần rèn luyện và phát triển khả năng sáng tạo cho học sinh trong dạy và học Toán.
09:22 14/09/2016
Trong dạy học Toán, có nhiều vấn đề của toán học sơ cấp nói chung và hình học sơ cấp nói riêng chỉ có thể được hiểu đúng bản chất nếu chúng được nhìn từ khía cạnh của toán học cao cấp. Vì vậy, việc soi sáng kiến thức của toán học sơ cấp bằng các kiến thức của toán học cao cấp nói chung và trong lĩnh vực hình học nói riêng là rất cần thiết. Qua đó, giúp người học nắm vững kiến thức cũng như hiểu được cội nguồn của các kiến thức trong hình học sơ cấp.
17:21 12/09/2016
Bài viết trình bày một số biện pháp sáng tạo bài tập có yêu cầu học sinh tham gia vào quá trình xây dựng đề toán, gồm: yêu cầu học sinh tìm các đối tượng toán học thỏa mãn điều kiện cho trước, phát biểu bài tập đảo của bài tập cho trước, sử dụng bài tập ban đầu, giữa nguyên kết luận, yêu cầu học sinh tìm giả thiết mới.
16:09 10/09/2016
Nhiệm vụ của hóa học phân tích định tính là xác định bản chất của chất nghiên cứu. Thông thường, ta sẽ biết nguồn gốc của các chất phân tích; dó đó, có thể định hướng được các loại chất cần xác định, và kiểm tra sự có mặt của nó theo dự đoán. Bài viết nêu lên một số vấn đề hóa học phân tích định tính (tách, tinh chế, nhận biết) ở trường phổ thông.
16:57 22/08/2016
Tóm tắt: Bài báo trình bày một số biện pháp phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh: rèn luyện cho học sinh biến đổi hình thức bài toán để sáng tạo ra bài toán mới; sử dụng phép tương tự hóa, khái quát hóa để sáng tạo bài toán mới; rèn luyện cho học sinh khả năng vận dụng kết quả các bài toán đã giải, bài toán tổng quát để giải quyết bài toán tương tự.
Từ khóa: tư duy sáng tạo, học sinh, khai thác, bài toán, bất đẳng thức.
10:28 05/08/2016
Chẩn đoán là một quá trình thu thập và xử lí thông tin để nhận biết được đối tượng, phát hiện các vấn đề tiềm ẩn của đối tuonwgj, dự đoán những khả năng có thể xả ra ở đối tượng để đưa ra cách thức giải quyết phù hợp. Bài viết trình bày một số quan niệm về chẩn đoán kĩ thuật; thực trạng xây dựng và sử dụng bài toán chẩn đoán kĩ thuật trong các cơ sở đào tạo kĩ thuật.