10:22 15/09/2020
Tóm tắt: Triết lí nhân sinh trong ca dao Nam Bộ là tinh hoa văn hóa ứng xử, giúp định hướng và lựa chọn giá trị mà con người cần giữ gìn, tuân theo trong suốt cuộc đời để vươn tới chân, thiện, mĩ, có ý nghĩa giáo dục sâu sắc. Bài viết trình bày nội dung giáo dục con người trong triết lí của người dân Nam Bộ qua ứng xử với tự nhiên, gia đình và xã hội. Triết lí nhân sinh trong ca dao Nam Bộ giúp nâng cao nhận thức và trách nhiệm của con người Nam Bộ trong các mối quan hệ với tự nhiên, gia đình và xã hội, có vai trò quan trọng đối với việc giáo dục hình thành và phát triển nhân cách của con người Nam Bộ hiện đại.
Từ khóa: Triết lí nhân sinh, ca dao, tục ngữ
13:20 30/06/2018
Tóm tắt: Từ xa xưa, người Việt Nam đã có những bài học giáo dục con người ở rất nhiều phương diện. Điều đó được thể hiện qua các triết lí nhân sinh được gửi gắm trong kho tàng ca dao, tục ngữ. Bài viết phân tích các nội dung giáo dục qua triết lí nhân sinh trong ca dao, tục ngữ Việt Nam, thể hiện ở các mối quan hệ của con người với tự nhiên, xã hội và với chính bản thân mình.
Từ khóa: ca dao, tục ngữ, tính giáo dục, triết lí nhân sinh.
17:44 23/04/2018
Tóm tắt: Tư tưởng “tôn sư, trọng đạo” vốn là truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc ta từ xưa tới nay. Truyền thống đó được thể hiện sinh động trong thực tiễn đời sống và được phản ánh trong văn học, trong đó phải kể đến là trong ca dao, tục ngữ Việt Nam.
Bài viết này đề cập tư tưởng “tôn sư, trọng đạo” được thể hiện trong ca dao, tục ngữ Việt Nam thông qua những quan điểm về trọng thầy, trọng kiến thức, trọng việc học, có ý nghĩa giáo dục rất lớn đối với chúng ta hôm nay và mai sau.
Từ khóa: Tư tưởng “tôn sư, trọng đạo”, ca dao, tục ngữ Việt Nam.
16:05 23/01/2018
Tóm tắt: Từ ngàn xưa, Phật giáo đã trở thành một bộ phận trong văn hóa của người Việt. Cho đến ngày nay, tư tưởng Phật giáo đã thấm nhuần trong tâm hồn dân tộc Việt Nam trở thành khối vững chắc. Ảnh hưởng của Phật giáo đối với người Việt được thể hiện ở nhiều khía cạnh, trong đó có ca dao, tục ngữ. Phật giáo đã gắn liền với dòng văn học dân gian của dân tộc, cùng với sinh mệnh thăng trầm của dân tộc. Dấu ấn của Phật giáo trong ca dao - tục ngữ mang những đặc trưng của Phật giáo như: học thuyết nhân - quả, sự “từ bi”, quan niệm về đạo hiếu...
Từ khóa: Phật giáo; ca dao, tục ngữ
Tóm tắt: Từ ngàn xưa, Phật giáo đã trở thành một bộ phận trong văn hóa của người Việt. Cho đến ngày nay, tư tưởng Phật giáo đã thấm nhuần trong tâm hồn dân tộc Việt Nam trở thành khối vững chắc. Ảnh hưởng của Phật giáo đối với người Việt được thể hiện ở nhiều khía cạnh, trong đó có ca dao, tục ngữ. Phật giáo đã gắn liền với dòng văn học dân gian của dân tộc, cùng với sinh mệnh thăng trầm của dân tộc. Dấu ấn của Phật giáo trong ca dao - tục ngữ mang những đặc trưng của Phật giáo như: học thuyết nhân - quả, sự “từ bi”, quan niệm về đạo hiếu...
Từ khóa: Phật giáo, ca dao, tục ngữ.
00:08 02/10/2017
Tóm tắt: Tục ngữ, ca dao là một trong những triết lí, giá trị nghệ thuật cao đẹp được sáng tác và lưu truyền trong đời sống hàng ngày từ nghìn năm dựng và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Trong tục ngữ, ca dao Việt Nam chứa đựng nhiều giá trị nhân sinh sâu sắc về đạo hiếu, đạo làm người về quan hệ giữa con người với tự nhiên, với xã hội và chính bản thân mình. Triết lí nhân sinh đơn giản, dễ nhớ, dễ hiểu và thiết thực trong đối nhân, xử thế, hành động của con người; góp phần quan trọng vào giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc của cha ông ta. Để làm tốt điều đó, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp cơ bản về kinh tế, nghiên cứu khoa học, giáo dục và tuyên truyền… mới đem lại hiệu quả.
Từ khóa: Triết lí nhân sinh, ca dao, tục ngữ, giá trị.
09:26 23/08/2017
Ca dao là một loại thơ đặc biệt nhưng chương trình dạy học ca dao ở bậc phổ thông chưa làm rõ đặc trưng này. Vì thế, đổi mới chương trình là nhu cầu và nhiệm vụ tất yếu. Chúng tôi đề xuất chương trình dạy học ca dao ở trung học phổ thông theo hướng trải nghiệm sáng tạo nhằm khắc phục những bất cập của chương trình hiện tại. Ở chương trình mới, học sinh được hình thành và phát triển toàn diện về tri thức, năng lực, đạo đức, phẩm chất nhờ sự kết nối linh hoạt, phù hợp giữa lí thuyết - thực tiễn, nhà trường - gia đình - xã hội.
15:45 20/07/2017
Tóm tắt: Ca dao là viên ngọc quý của kho tàng văn học dân tộc. Tựa như thước phim tư liệu, ca dao ghi lại những diễn biến phong phú của cuộc sống sinh hoạt, những tâm tư, tình cảm, những quan niệm của con người trong mối quan hệ với tự nhiên, với xã hội và với chính bản thân con người..., qua từng giai đoạn lịch sử. Thông qua đó, ca dao đã khái quát và thể hiện triết lí nhân sinh của người Việt một cách sâu sắc.
Từ khóa: ca dao, triết lí, nhân sinh.
09:28 11/07/2017
Vận dụng ca dao - tục ngữ vào dạy và học Triết học Mác-Lênin là một phương pháp cơ bản và cần thiết nhằm gắn lí luận với thực tiễn, giảm bớt tính trừu tượng, khó hiểu giúp người học nắm bắt được những tri thức cơ bản của triết học gắn với thực tiễn cuộc sống xã hội. Qua đó, làm tăng tính thuyết phục và giá trị của môn học đối với sinh viên, kích thích sự hứng thú, say mê nghiên cứu và học tập Triết học. Khẳng định giá trị thực tiễn và sự gắn bó chặt chẽ giữa Triết học với đời sống con người; qua đó, cung cấp cho người học một phương pháp khoa học, nâng cao năng lực nhận thức và cải tạo hiện thực xã hội.
09:45 13/04/2017
Tóm tắt: Những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin là học phần có khối lượng kiến thức rộng, khái quát cao với nhiều khái niệm, thuật ngữ trừu tượng. Làm thế nào để sinh viên nắm vững nội dung kiến thức học phần luôn đặt ra như một nhiệm vụ khó khăn đối với người dạy và người học, điều này đòi hỏi một sự cố gắng cao trong việc tìm tòi, áp dụng các biện pháp, phương pháp hiệu quả. Bài viết tìm hiểu sự cần thiết, cách thức thực hiện và hiệu quả của việc sử dụng tục ngữ, ca dao vào giảng dạy Những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin tại Trường Đại học Công nghiệp Việt - Hung.
Từ khóa: Tục ngữ, ca dao, những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin.
16:05 06/03/2017
Tóm tắt: Việt Nam là một trong những nền văn hóa có bản sắc đậm đà trên thế giới. Bản sắc văn hóa Việt Nam được biểu hiện ở hai dạng cơ bản: Văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần. Ca dao thuộc loại văn hóa tinh thần. Ngôn ngữ, diễn xướng, lối sống đẹp là những đặc trưng văn hóa của dân tộc trong ca dao. Như một nghệ sĩ, như người mở đường, nhà sáng tạo, nhà nghiên cứu với nhân cách cao đẹp, giáo viên dạy học ca dao có thể định hướng học sinh THPT giữ gìn và phát triển văn hóa truyền thống của dân tộc qua hai hình thức cơ bản: thực hành diễn xướng và giáo dục đạo đức. Mục tiêu này có ý nghĩa quan trọng trong bối cảnh xã hội đang gióng hồi chuông báo động về tình trạng sa sút đạo đức của một bộ phận học sinh THPT hiện nay.
Từ khóa: Văn học, ca dao, diễn xướng, dân ca, đạo đức.
11:46 17/10/2016
Tóm tắt: Bài viết đề cập đến một số quan niệm về hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học ca dao ở trung học phổ thông và đưa ra những hình thức trải nghiệm sáng tạo (trải nghiệm đọc ca dao; trải nghiệm nghiên cứu ca dao; trải nghiệm khám phá năng khiếu; trải nghiệm cuộc thi ca dao; trải nghiệm sưu tầm ca dao; trải nghiệm tham quan dã ngoại; trải nghiệm giao lưu cùng chuyên gia ca dao).
Từ khóa: ca dao, trải nghiệm sáng tạo, trung học phổ thông.
10:33 19/09/2016
Tóm tắt: Bài viết khẳng định vai trò của ca dao, tục ngữ trong dạy học Giáo dục công dân 10 (phần Công dân với đạo đức); cách thức vận dụng ca dao, tục ngữ vào dạy học phần “Công dân với đạo đức” nhằm khơi dậy niềm say mê học tập của học sinh đối với môn Giáo dục công dân.
Từ khóa: ca dao, tục ngữ, say mê học tập, Giáo dục công dân.