10:50 19/12/2019
Tóm tắt: Trong bài báo này, người viết trình bày một cách khái quát về dạy học phân hóa: bản chất của dạy học phân hóa, mục tiêu, quy trình, hình thức dạy học phân hóa, và một số kĩ thuật dạy học được sử dụng trong giờ dạy học phân hóa, cách đánh giá trong dạy học phân hóa và những công việc của người giáo viên cần phải làm trong giờ học phân hóa. Đồng thời, tác giả trình bày một pha dạy học áp dụng dạy học phân hóa trong dạy học môn Toán ở trường Trung học phổ thông.
Từ khóa: Dạy học phân hóa, giải tích, lớp 11, phương trình tiếp tuyến.
15:02 05/07/2017
Tóm tắt: Ở bậc trung học phổ thông Việt Nam, nội dung dạy học Giải tích xoay quanh những kiến thức về hàm số thực với một biến số thực. Các nhà giáo dục Toán ở Pháp mà tiêu biểu là Dieudoné và Artigue đã chỉ ra rằng các phương pháp và kĩ thuật xấp xỉ là trung tâm của những bài toán lớn trong Giải tích (bao gồm xấp xỉ số và xấp xỉ hàm số...). Tuy nhiên, trong dạy học ở Việt Nam, các bài toán xấp xỉ gần như không xuất hiện. Trong bài báo này, chúng tôi trình bày một kết quả nghiên cứu với mục tiêu cải thiện nội dung và phương pháp đào tạo giáo viên Toán bậc trung học phổ thông phù hợp với định hướng dạy học Giải tích của các nước tiên tiến trên thế giới.
Từ khóa: đào tạo giáo viên, Giải tích, bài toán xấp xỉ.
16:31 21/02/2017
Tóm tắt: Trong chương trình bộ môn Toán ở bậc THPT hiện nay, giải tích toán học là một chủ đề rất quan trọng, bắt đầu ở lớp 11 với một số nội dung như giới hạn, đạo hàm và tiếp tục ở lớp 12 như khảo sát hàm số, nguyên hàm, tích phân. Mặc dù các chủ đề giải tích được giảng dạy xuyên suốt nhưng một số học sinhvẫn gặp khó khăn trong việc vận dụng kiến thức cũ trong quá trình giải các bài toán mới. Điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu vẫn là do các em không nhớ kiến thức cũ dẫn đến không tạo được mối liên kết giữa kiến thức cũ và kiến thức mới. Bài viết này trình bày về ý tưởng cho học sinh dùng bản đồ khái niệm (concept map) trong quá trình học giải tích (lớp 11), việc này giúp các em hệ thống hóa những khái niệm được học một cách dễ dàng hơn từ đó tăng khả năng ghi nhớ và vận dụng chúng.
Từ khóa: bản đồ khái niệm, giải tích, ghi nhớ.
17:17 26/09/2016
Tóm tắt: Bài viết đưa ra một số sai lầm của học sinh khi thực hiện các thao tác tư duy cơ bản như: phân tích, tổng hợp, so sánh, tương tự hóa, trừu tượng hóa, khái quát hóa, đặc biệt hóa; trong đó, phân tích và tổng hợp là hai thao tác trái ngược nhau nhưng lại là hai mặt của một quá trình thống nhất đó là cùng mục tiêu phát triển tư duy cho học sinh, các thao tác trí tuệ khác được diễn ra dựa trên nền tảng phân tích và tổng hợp.
Từ khóa: phân tích, tổng hợp, sai lầm, đại số, giải tích.
09:13 19/09/2016
Nội dung bài viết đề cập một số vấn đề như: khái niệm tư duy sáng tạo; một số yếu tố đặc trưng của tư duy sáng tạo và ví dụ minh họa trong giải bài tập giải tích như: tính mềm dẻo, tính nhuần nhuyễn, tính độc đáo, tính hoàn thiện, tính nhạy cảm vấn đề.
14:08 29/08/2016
Bài báo trình bày quan niệm về tính ì tâm lí; một số sai lầm trong giải toán của sinh viên do tính ì tâm lí và cách khắc phục (sinh viên hạn chế về khả năng nghiên cứu một vấn đề; sinh viên sử dụng kiến thức đã cho ra ngoài phạm vi áp dụng làm nảy sinh vấn đề; sinh viên thiếu tự tin, rụt rè khi giải quyết vấn đề).