Ngày 9/12, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức hội thảo “Chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo”. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ và Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng chủ trì Hội thảo.
Ngày 08/12/2020, Trường Đại học Thương mại, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân và Trường Đại học Ngoại thương đã đồng tổ chức Hội thảo khoa học Quốc gia với chủ đề: “Tổ chức giảng dạy ngoại ngữ trong các chương trình liên kết đào tạo quốc tế”. Hội thảo nhằm tạo diễn đàn cho các giảng viên, nhà nghiên cứu, cơ quan quản lí nhà nước, các tổ chức quốc tế,… trao đổi về phương pháp, kinh nghiệm giảng dạy ngoại ngữ trong các chương trình liên kết đào tạo quốc tế, tìm ra các giải pháp tối ưu trong nghiên cứu và giảng dạy ngoại ngữ, phục vụ cho đào tạo trong các chương trình liên kết đào tạo quốc tế.
Mục tiêu chính của nghiên cứu này là xem xét tính chuyên nghiệp được thiết lập và quản lý như thế nào trong trường đại học thông qua các chính sách và thực tiễn đảm bảo chất lượng thể chế nhằm hướng tới phát triển đội ngũ giảng viên và hội nhập quốc tế, đối tượng nghiên cứu là một trường đại học Việt Nam.
Ngày 5/12, Hội đồng Giáo sư Nhà nước đã tổ chức phiên họp lần thứ VI nhằm thảo luận và tiến hành bỏ phiếu đối với kết quả xét của Hội đồng Giáo sư ngành, liên ngành và danh sách ứng viên đủ điều kiện được công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS. Bộ trưởng Bộ GDĐT, Chủ tịch Hội đồng Giáo sư Nhà nước nhiệm kỳ 2018-2023 Phùng Xuân Nhạ chủ trì phiên họp.
Ngày 2/12, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ký văn bản gửi tới các Sở GDĐT; các đại học, học viện, trường đại học, trường cao đẳng sư phạm và trung cấp sư phạm yêu cầu nghiêm túc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19, nhằm đảm bảo an toàn trường học trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh này.
Đây là thông tin được phân tích từ kết quả báo cáo tại Hội nghị trực tuyến của Tổ chức Bộ trưởng Giáo dục các nước Đông Nam Á (SEAMEO) về Chương trình Đánh giá kết quả học tập của học sinh tiểu học các nước Đông Nam Á (SEA PLM), tổ chức ngày 1/12.
Nghiên cứu này nhằm mục đích đề xuất một số liệu mới, được gọi là S-score (S), để đo lường hiệu quả nghiên cứu của các nhà nghiên cứu, tổ chức và tạp chí ở Indonesia. Nghiên cứu này đề xuất các mô hình, chỉ số và số liệu cụ thể và cung cấp kết quả của việc triển khai các số liệu này trên cổng cơ sở dữ liệu. Kết quả sẽ hữu ích cho các quốc gia nơi nhiều tạp chí không được lập chỉ mục trong cơ sở dữ liệu trích dẫn quốc tế, chẳng hạn như Scopus hoặc Web of Science.
Nghiên cứu này khám phá những điểm giống và khác nhau giữa JIF (the journal impact factor) và CS (CiteScore). Sự xuất hiện của CS sẽ tạo ra những văn hóa mới về đo lường trong xuất bản học thuật và đặt ra vấn đề các nhà xuất bản, tạp chí và tác giả sẽ sử dụng các chỉ số này như thế nào?
Xây dựng các nhóm nghiên cứu là một xu hướng mới đang diễn ra trong khối các cơ sở giáo dục đại học công lập và tư thục trong những năm gần đây. Tiêu biểu có thể kể đến các nhóm nghiên cứu đã được thành lập tại Đại học Quốc Gia Hà Nội, Trường Đại học Thủy Lợi, Trường Đại học Phenikaa, Trường Đại học Tôn Đức Thắng, Trường Đại học Duy Tân,...
Quyền truy cập mở các tạp chí học thuật đã được khuyến khích để cho phép bất kì ai có thể truy cập các bài báo trên tạp chí vượt qua rào cản về tài chính, pháp lí hoặc kĩ thuật. Tuy nhiên, một lí do quan trọng khác khiến nhiều nước ở Châu Á quan tâm đến các tạp chí truy cập mở là để tăng khả năng tiếp cận và khả năng hiển thị của các tạp chí của họ. Khu vực Châu Á đang gia tăng nhanh chóng về vị trí nổi bật trên trường thế giới, cả về hoạt động nghiên cứu cũng như sản xuất khoa học. Về kết quả nghiên cứu, khu vực châu Á đang phát triển nhanh chóng, ngược lại, tỉ lệ các tạp chí do các nước châu Á xuất bản trong các chỉ số quốc tế như Science Citation Index và Scopus tương đối thấp. Do đó, truy cập mở là một cách tốt để các nước châu Á tăng cường khả năng hiển thị các tạp chí của họ.
Nghiên cứu này phân tích quyền lực của Nhà nước đã ảnh hưởng như thế nào đến sự phối hợp giữa cơ quan nhà nước và các tổ chức giáo dục đại học trong quá trình quản trị. Tiếp theo, nghiên cứu này xem xét một số thay đổi đối với quản trị như quản trị về học thuật (tuyển sinh sinh viên, phát triển chương trình giảng dạy, quản lí chất lượng); quản trị về ngân sách; quản trị về hệ thống báo cáo, quản lí tổ chức và nhân sự để cho thấy các cơ sở giáo dục đại học đã được trao quyền tự chủ đến đâu.
Việc triển khai quản trị tri thức trong giáo dục đại học có thể mang đến những cải tiến, hoàn thành sứ mệnh mà các trường đại học hướng đến, giúp nâng cao năng lực tổ chức, ứng dụng kiến thức một cách hiệu quả.
Ngày nay, dữ liệu từ các nghiên cứu thường thu hút được sự quan tâm lớn do có thể được chia sẻ và diễn giải lại từ những góc nhìn mới. Phương pháp chia sẻ dữ liệu nghiên cứu rất đa dạng, từ việc chia sẻ trên quy mô nhỏ giữa các đồng nghiệp cho đến việc công khai các dữ liệu lên mạng Internet để bất kỳ ai cũng có thể truy cập được - chủ yếu thông qua các kho dữ liệu trực tuyến. Các dữ liệu này hầu hết đều cho phép mọi người tái sử dụng, còn gọi là “việc sử dụng dữ liệu thứ cấp - tức là không sử dụng theo mục đích ban đầu mà để nghiên cứu những vấn đề mới".
Nghiên cứu của nhóm tác giả Dié Gijsbers, Lesley de Putter-Smits & Birgit Pepin (2020) đã chỉ ra rằng, làm việc với các nhiệm vụ được hướng dẫn (guided tasks và nhiệm vụ thực tiễn) không chỉ đóng góp cho sự hiểu biết khái niệm về toán học mà còn giúp học sinh hiểu được những mối liên hệ của toán học, từ đó có sự hiểu biết đầy đủ hơn và nâng cao năng lực toán học.
Một nhà khoa học thần kinh nổi tiếng người Đức đã thực hiện hành vi sai trái khoa học trong đó ông tuyên bố đã phát triển một kỹ thuật theo dõi não có thể đọc được một số suy nghĩ của người bị liệt.
“Tư tưởng Nho giáo và công tác lãnh đạo nhà trường ở Việt Nam” – một công bố quốc tế (Confucian Values and Vietnamese School Leadership).
Ngày 10/11/2020, tại Trường Đại học Hùng Vương, Phú Thọ, Tạp chí Giáo dục-Bộ Giáo dục và Đào tạo đồng chủ trì với Trường Đại học Hùng Vương đã tổ chức thành công Hội thảo khoa học Quốc gia “Đổi mới giáo dục đại học trong bối cảnh đổi mới giáo dục phổ thông”.
Tối 15/11, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Công đoàn Giáo dục Việt Nam phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức chương trình Thay lời tri ân năm 2020 với chủ đề "Hạnh phúc". Chương trình tôn vinh, tri ân các nhà giáo đã, đang thầm lặng vượt khó, cống hiến, đóng góp cho sự nghiệp trồng người của nước nhà.
Ngày 15/11, tại Hà Nội, Bộ GDĐT và Công đoàn Giáo dục Việt Nam tổ chức Chương trình tôn vinh nhà giáo tiêu biểu năm 2020. Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ dự và phát biểu tại Chương trình.
Sáng 15/11, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã có cuộc gặp gỡ 183 nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tiêu biểu toàn quốc nhân dịp kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.