Nhiều tác giả, học giả và nghiên cứu gần đây thảo luận về cách thức cải cách quản trị và nâng cao chất lượng giáo dục đại học ở Việt Nam nhằm giải quyết những thách thức nảy sinh do quá trình đại chúng hóa và đa dạng hóa giáo dục. Trong hai thập kỷ qua, số lượng các cơ sở giáo dục đại học và số lượng sinh viên đăng ký tăng đáng kể. Năm 1987, Việt Nam có 101 cơ sở giáo dục đại học công lập, không có đại học tư thục và 133.000 sinh viên. Năm 2016, hệ thống giáo dục đại học có 445 cơ sở (357 trường đại học và cao đẳng công lập và 88 trường tư thục), tuyển sinh khoảng 2,12 triệu sinh viên (Tổng cục Thống kê Việt Nam, 2017). Ngoài ra, đến năm 2019, Việt Nam có thêm hai trường đại học 100% nước ngoài và bốn trường đại học quốc tế hợp tác với bốn quốc gia khác nhau và hàng trăm chương trình, cả quốc tế hoặc liên kết với các đối tác nước ngoài, đang hoạt động tại nhiều trường đại học. Tuy nhiên, cùng với sự mở rộng đáng kể của giáo dục đại học, số lượng sinh viên tốt nghiệp không tìm được việc ngày càng cao. Năm 2017, 237.000 người trong tổng số 1,07 triệu người thất nghiệp (4,51%) có bằng cử nhân, tăng 53.900 người so với năm trước (2016) (Ngân Anh, 2017).
Việt Nam đã và đang xây dựng hệ thống đảm bảo chất lượng trong giáo dục đại học nhằm nâng cao chất lượng của toàn ngành. Giảng viên được coi là những người đóng vai trò quan trọng trong kế hoạch cải cách của chính phủ Việt Nam.
Bài báo này thảo luận quá trình phát triển hệ thống đảm bảo chất lượng của Việt Nam trong cải cách giáo dục đại học và cách thức hoàn thiện hệ thống đảm bảo chất lượng để cải thiện giáo dục đại học dựa trên phân tích các thực tiễn hiện tại liên quan đến phát triển đội ngũ giảng viên.
Dữ liệu thu thập từ tài liệu và các cuộc phỏng vấn sâu với 36 người tham gia từ ba trường đại học đã được phân tích để tìm ra các khung huynh chung liên quan đến chất lượng đội ngũ giảng viên. Kết quả cho thấy việc đảm bảo chất lượng đội ngũ giảng viên ở Việt Nam là một nhu cầu cấp thiết. Tuy nhiên, cách tiếp cận đảm bảo chất lượng hiện tại của Việt Nam dường như chưa giúp cải thiện chất lượng của đội ngũ giảng viên. Nghiên cứu đã đưa ra khuyến nghị về việc cần xem xét lại các chính sách đảm bảo chất lượng của Việt Nam để duy trì các tiêu chuẩn tối thiểu và thúc đẩy cam kết của các cơ sở giáo dục nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đại học.
Bạn đọc có thể xem thêm trong các tài liệu dưới đây để có nhiều thông tin hơn về vấn đề này.
Tài liệu tham khảo
Huong Thi Pham & Cuong Huu Nguyen (2020). Academic staff quality and the role of quality assurance mechanisms: the Vietnamese case. Quality in Higher Education, 26(3), 262-283. DOI: 10.1080/13538322.2020.1761603.
Tác giả bài viết: Nguyễn Trung
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn