Tầm quan trọng của nhận thức cộng đồng đối với đổi mới giảng dạy và đào tạo giáo viên ở Việt Nam: Đề xuất cho các nghiên cứu mới

Thứ sáu - 13/11/2020 09:32

Dưới đây, Tạp chí Giáo dục trân trọng lược dịch và giới thiệu quý bạn đọc về phân tích của Chinh Duc Nguyen & John Trent (2020) trong bài viết với tiêu đề “Community perceptions as a source of knowledge for transforming teaching and teacher education in Vietnam”, tạm dịch là “Nhận thức cộng đồng đóng vai trò là nguồn kiến thức để chuyển đổi giảng dạy và đào tạo giáo viên ở Việt Nam”.

Việc học hỏi và cộng tác với gia đình và cộng đồng của học sinh là một trong những yếu tố quan trọng cho giáo viên để phát triển các năng lực cần thiết, đặc biệt là năng lực hợp tác, đảm bảo chất lượng học tập cho tất cả học sinh. Các nghiên cứu và đánh giá cung cấp cái nhìn sâu sắc về các khả năng và lợi thế của việc thiết lập, duy trì mối quan hệ giữa nhà trường - gia đình - cộng đồng đối với sự chuẩn bị của giáo viên ở các quốc gia phương Tây như Hoa Kỳ. Tuy nhiên, tiềm năng của kiến thức cộng đồng để chuyển đổi việc đào tạo giáo viên trong các bối cảnh cụ thể ở châu Á đã nhận được tương đối ít sự quan tâm nghiên cứu.

Tuy nhiên, gần đây, mối quan tâm đã được đặt ra nhiều hơn về giáo viên, việc giảng dạy và đào tạo ở Việt Nam; vì vậy, nghiên cứu này xem xét một trường học ở Việt Nam có thể giải quyết những mối quan tâm như vậy bằng cách chuyển đổi một chương trình đào tạo giáo viên theo hướng tiếp cận hợp tác, gắn kết. Nghiên cứu thực hiện với 20 người tham gia với các cuộc phỏng vấn kéo dài 40-70 phút. Các câu hỏi phỏng vấn được xem là nhận thức và kinh nghiệm của người tham gia với giáo viên và việc giảng dạy trong các trường K-12 của Việt Nam, bao gồm bất kỳ vấn đề hoặc vấn đề nào liên quan đến việc giáo dục con cái của họ. Kết quả được đánh giá dựa trên:

- Kiến thức của giáo viên: Đa số người được phỏng vấn tỏ ra lo lắng về khả năng nắm bắt kiến thức môn học của giáo viên Việt Nam. Kiến thức của giáo viên đã được phản ánh trong các nhận xét như ‘truyền thống’ được cập nhật’ hoặc thậm chí là ‘không phù hợp với giáo dục hiện đại’. Chủ đề kiến thức của giáo viên về khoa học và công nghệ được coi là mối quan tâm đặc biệt vì không phản ánh được những phát triển trong lĩnh vực này. Một số khác cho rằng, giáo viên ưu tiên việc dạy học sinh ghi nhớ ‘thông tin thực tế’, chẳng hạn như ngày tháng và con số hơn là học các kỹ năng như ‘đánh giá’ và ‘phân tích phê bình’. Đặc biệt, môn học mà cộng đồng quan tâm nhất là môn tiếng Anh, trong trường hợp này, nhiều lo ngại tập trung vào trình độ ngôn ngữ của những giáo viên này.

- Hoạt động thực hành sư phạm: Việc chuyển dịch kiến thức sư phạm của giáo viên vào thực tế trong lớp học được cho là phương pháp và cách tiếp cận giảng đặc thù ở Việt Nam. Cách dạy truyền thống (giáo viên giải thích kiến thức và học sinh lắng nghe và ghi chép) đã phổ biến ở hầu hết các trường học. Trong đó, sự thúc đẩy học hành từ gia đình và rộng hơn là xã hội buộc giáo viên phải định hướng dạy học theo hướng luyện thi. Tuy nhiên, trong khi nhiều thành viên cộng đồng thừa nhận sức mạnh của các phương pháp giảng dạy truyền thống giúp học sinh đạt được thành công trong các kỳ thi, thì một số người lại xem cách thực hành sư phạm của giáo viên Việt Nam là thiếu tính “linh hoạt” và “đa dạng”.

- Nhận thức về việc đào tạo giáo viên: Các thành viên cộng đồng đã coi đào tạo là một yếu tố đóng góp cho những thách thức mà Việt Nam phải đối mặt về giáo viên và giảng dạy và họ tin rằng, sự phát triển nghề nghiệp cho giáo viên tại chức là “Một sứ mệnh quan trọng” đối với cá nhân giáo viên, lãnh đạo trường học và các nhà giáo dục giáo viên. 2/3 người tham gia được phỏng vấn đã trực tiếp hoặc gián tiếp thảo luận hoặc bày tỏ mối quan tâm của họ về vấn đề này. Mối quan tâm của họ tập trung vào những thiếu sót trong việc tuyển dụng giáo viên, chất lượng giáo viên và sự hạn chế về các nguồn kinh phí hỗ trợ giáo viên cũng như điều kiện dạy học.

- Chuyển đổi đào tạo giáo viên: Tất cả những người tham gia báo cáo đều mong chờ ‘một cuộc cách mạng trong giáo dục’, trọng tâm là cải cách đào tạo giáo viên, họ cho rằng thái độ của xã hội đối với giáo viên và nghề nghiệp giảng dạy phải thay đổi để nâng cao vị thế xã hội của giáo viên, một động thái được hy vọng sẽ thu hút những người nộp đơn chất lượng cao vào các chương trình đào tạo giáo viên. Họ đã đưa ra một số giải pháp cụ thể. Ví dụ, để chuyển đổi kiến thức của giáo viên, người ta đề nghị rằng cả giáo viên và các nhà đào tạo giáo viên phải tham gia vào một quá trình học tập liên tục để tìm kiếm tri thức mới.

Nghiên cứu này cung cấp cái nhìn sâu sắc trong quan điểm của cộng đồng về giáo viên, việc giảng dạy và đào tạo giáo viên ở Việt Nam. Theo cách này, những nhận thức cộng đồng sẽ rất cần thiết trong việc chuyển đổi nền giáo dục và giảng dạy ở Việt Nam. Do đó, nhận thức của cộng đồng được phân tích thể hiện một phương tiện nâng cao nhận thức của các nhà hoạch định chính sách, nhà giáo dục và lãnh đạo trường học về tầm quan trọng cộng đồng nói chung và kiến thức cộng đồng nói riêng, trong giảng dạy và đào tạo giáo viên. Đây là nghiên cứu với quy mô nhỏ chỉ giới hạn trong nhận thức cộng đồng, là tiền đề có những nghiên cứu tập trung hơn được tiến hành trong một số cơ sở. Do đó, nghiên cứu trong tương lai nên khám phá mối quan hệ giáo viên - gia đình bằng cách giải quyết các câu hỏi gợi ý sau:

• Các thành viên cộng đồng có thể được đưa vào chính sách, thực hành và nghiên cứu về đào tạo giáo viên?

• Các thành viên cộng đồng có thể đóng góp gì vào việc phát triển chương trình giảng dạy cho K-12 hệ thống?

• Các nhà giáo dục có thể tương tác với các thành viên cộng đồng theo những cách nào để đổi mới cả lý thuyết và thực hành giảng dạy giáo viên?

• Làm thế nào để giáo viên có thể phát triển kiến thức và thực hành giảng dạy thông qua sự tham gia của họ trong cộng đồng?

Ngoài các chủ đề được đề xuất về sự tham gia của cộng đồng, nghiên cứu trong tương lai có thể được thực hiện ở các vùng khác nhau, cả thành thị và nông thôn, trên khắp Việt Nam để thu thập quan điểm và kinh nghiệm của cộng đồng về giảng dạy và đào tạo giáo viên. Kết hợp với dữ liệu được báo cáo trong nghiên cứu này, những nghiên cứu sắp tới có thể tạo thành một cơ sở dữ liệu quy mô lớn về kiến thức cộng đồng, được sử dụng bởi các nhà hoạch định chính sách, nhà giáo dục và lãnh đạo trường học để xây dựng các chương trình và dự án hợp tác phù hợp giữa các thành viên cộng đồng, giáo viên và các ứng cử viên giáo viên đáp ứng nhu cầu địa phương của các trường k-12 khác nhau và cộng đồng của họ. Nếu nghiên cứu như vậy có thể được mở rộng ra ngoài Việt Nam, các kết quả được báo cáo ở đây có thể tạo thành một phần của cơ sở dữ liệu so sánh quốc tế mà các bên liên quan về giáo dục ở Việt Nam và các cơ sở tương tự khác quan tâm.

Tài liệu tham khảo:

Nguyen, C. D., & Trent, J. (2020). Community perceptions as a source of knowledge for transforming teaching and teacher education in Vietnam. Journal of Education for Teaching, 46(3), 281–295. DOI:10.1080/02607476.2020.1733401.

Hoặc đọc bản online: https://doi.org/10.1080/02607476.2020.1733401

Ghi chú: *-bổ sung, bình luận

Tác giả bài viết: Hoàng Khánh Linh

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Hỗ trợ

Bạn thấy website này như thế nào?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây