Giáo dục thường xuyên năm 2021-2025: Đẩy mạnh đào tạo, nâng cao chất lượng nghề nghiệp cho học sinh

Thứ hai - 21/09/2020 06:31
Ngày 21/9 vừa qua đã diễn ra Hội nghị Tổng kết năm học 2019-2020 và Triển khai nhiệm vụ năm học 2020-2021 đối với Giáo dục thường xuyên (GDTX). Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ cũng đã có những lời khen ngợi về thành tích đạt được của Giáo dục thường xuyên, đồng thời cũng có những chỉ đạo sát sao hơn trong bối cảnh giáo dục đang dần có những đổi mới. Sau hội nghị Giáo dục thường xuyên quyết tâm sẽ đẩy mạnh đào tạo và từng bước nâng cao chất lượng nhiều hơn nữa.

Trong nhưng năm qua Giáo dục thường xuyên luôn giữ vai trò quan trọng trong hệ thống nền giáo dục Việt Nam và có nhiều thay đổi mạnh mẽ trong thời gian gần đây. Năm 2015 Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ  đã có thông tư Thông tư liên tịch số 39/2015/TTLT-BLĐTBXH-BGDĐT-BNV  về việc hướng dẫn việc sáp nhập Trung tâm dạy nghề, Trung tâm giáo dục thường xuyên, Trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp công lập cấp huyện thành Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên. Đây là thách thức nhưng cũng là lợi thế cho phương án học tập tập trung cả giáo dục phổng thông kết hợp với giáo dục nghề nghiệp, tiết kiệm thời gian học tập nhưng vẫn đảm bảo cung cấp nguồn nhân lực có tay nghề cho xã hội.

Theo số liệu thống kê mới nhất số lượng học viên theo học các chương trình GDTX như sau: Số người học để lấy bằng cấp và học các chương trình bồi dưỡng (không lấy bằng cấp) tăng dần trong các năm, toàn quốc chỉ có 12.552.909 lượt người tham gia học tập các chuyên đề tại các TTHTCĐ và các TTGDTX (giảm khoảng 8.282.600 lượt người học); hơn 1.618.131 lượt người học ngoại ngữ và tin học ứng dụng; hơn 120.747 lượt người tham gia học nghề ngắn hạn; hơn 44.392 người theo học lớp xóa mù chữ và giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ; trên 260.708 học viên tham gia học chương trình GDTX cấp THCS và THPT; gần 222.320 lượt người học bồi dưỡng thường xuyên; 2.361.329 người học giáo dục kỹ năng sống; 38.534 người học liên kết đào tạo. Số cán bộ, công chức được cấp chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số là 31.110 người.

Mặc dù có những khó khăn ở thời điểm hiện tại nhưng lộ trình 5 năm tới từ 2021-2025 lại mở ra rất nhiều cơ hội mới và rõ ràng cho nền kinh tế Việt Nam. Với việc chỉ đạo sát sao, nhanh chóng kịp thời của Đảng và Nhà nước, dịch Covid-19 gần như đã được kiểm soát hoàn toàn ở nước ta. Việt Nam  được bạn bè Quốc tế đánh giá là một trong những nước an toàn nhất thế giới. Đây là mốc thời gian quan trọng tạo niềm tin thu hút đầu tư từ nước ngoài. Theo các chuyên gia kinh tế trong vòng 5 năm tới sẽ có rất nhiều doanh nghiệp lớn trên thế giới sẽ có xu hướng dịch chuyển sản xuất hoặc mở rộng dây chuyền sản xuất tại Việt Nam, đồng thời mở ra nhiều cơ hội việc làm cho lao động phổ thôngn có tay nghề ở nước ta.

Việc dạy văn hóa kết hợp dạy nghề ở các Trung tâm GDNN-GDTX sẽ kịp thời góp phần cung cấp nguồn nhân lực dồi dào cho giai đoạn kinh tế mới. Chính vì vậy kế hoạch và nhiệm vụ trong năm học 2020-2021 sắp tới là rất quan trọng. Giáo dục thường xuyên cần có những đột phá mạnh mẽ xây dựng nền giáo dục Việt Nam thành một nền giáo dục mở, liên thông và tăng cường hội nhập tiệm cận chuẩn quốc tế. Một nhiệm vụ được đặt lên hàng đầu là tuyên truyền một cách hiệu quả, giúp phụ huynh, học sinh hiểu được tầm quan trọng của việc học văn hóa song song với học nghề và những lợi thế khi học tại các trung tâm GDNN-GDTX.

Vừa qua Vụ Giáo dục thường xuyên cũng có những phương án kết hợp với Tạp chí giáo dục - Một trong những cơ quan truyền thông quan trọng của Bộ Giáo dục để xây dựng kế hoạch truyền thông cho những năm tiếp theo, nhằm đẩy mạnh nguồn tuyển sinh đầu vào và đầu ra nghề ngiệp cho học sinh giáo dục thường xuyên. Trong đó Vụ giáo dục thường xuyên sẽ hướng dẫn thực hiện Chỉ thị số 666/CT-BGDĐT ngày 24/8/2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) về nhiệm vụ và giải pháp năm học 2020-2021 của ngành Giáo dục đối với các Trung tâm Giáo dục thường xuyên trên toàn quốc, đồng thời đề ra phương hướng cụ thể cho giai đoạn 5 năm 2021-2025. Còn phía Tạp chí Giáo dục sẽ đồng hành hỗ trợ về mặt truyền thông, tuyền truyền trên website của Tạp chí và trên trang bìa của tạp chí về những điển hình tiên tiến, những chính sách quan trọng của ngành, trong đó có Giáo dục thường xuyên.

Tác giả bài viết: Tạp chí Giáo dục

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Hỗ trợ

Bạn thấy website này như thế nào?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây