Hội nghị công bố báo cáo kết quả nghiên cứu: “Điều chỉnh tuổi pháp lí của trẻ em Việt Nam từ dưới 16 lên dưới 18 tuổi”

Thứ sáu - 30/08/2019 17:23

Hội nghị diễn ra dưới sự chủ trì của TS. Ngô Thị Minh - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội; PGS.TS. Hoàng Văn Tú - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Lập pháp; Bà Rana Flowers - Trưởng đại diện UNICEF tại Việt Nam và sự góp mặt tham dự của nhiều đại biểu, các nhà khoa học, nhà báo.

IMG 1213

Khai mạc hội nghị, bà Rana Flowers đã có bài phát biểu chào mừng đề dẫn. Theo bà, Định nghĩa “trẻ em” là người dưới 16 tuổi như trong Luật Trẻ em nghĩa là gần 3 triệu người chưa thành niên 16-17 tuổi tại Việt Nam đang bị nằm ngoài sự bảo vệ thiết yếu, quan trọng để phát triển tiềm năng của mình một cách an toàn trước khi bước vào tuổi trưởng thành. Do đó, nếu không có một cơ sở pháp lí rõ ràng về chăm sóc, bảo vệ và hỗ trợ, trẻ em 16-17 tuổi có nguy cơ cao hơn bị xâm hại tình dục, bỏ học, kết hôn khi tuổi còn nhỏ, tham gia lao động trẻ em hoặc nạo phá thai. Những trải nghiệm này có tác động tiêu cực đến chính trẻ em, về chất lượng của lực lượng lao động và sự phát triển bền vững của quốc gia. Chúng ta cần khẩn trương hành động để giải quyết vấn đề cấp bách này, đầu tư nhiều hơn cho giáo dục, y tế, dinh dưỡng và bảo vệ nhóm độ tuổi quan trọng này.

IMG 1165

Bà Rana Flowers - Trưởng đại diện UNICEF tại Việt Nam

Trước thực trạng trên, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, Viện Nghiên cứu Lập pháp và UNICEF Việt Nam đã phối hợp tổ chức thực hiện “Nghiên cứu điều chỉnh tuổi pháp lí của trẻ em Việt Nam từ dưới 16 lên dưới 18 tuổi”. Kế thừa và củng cố một vài công trình trước đó, mục đích của nghiên cứu này là nhằm đánh giá một cách toàn diện, có hệ thống và cụ thể hơn về các vấn đề lí luận, pháp lí và thực tiễn có liên quan và đề xuất các quan điểm, giải pháp thuyết phục về sửa đổi quy định về độ tuổi pháp lí của trẻ em trong Luật Trẻ em năm 2016.

Nghiên cứu được thực hiện bởi hai chuyên gia độc lập do Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, Viện Nghiên cứu Lập pháp và UNICEF Việt Nam phối hợp lựa chọn. Đó là PGS.TS. Vũ Công Giao - Chủ nhiệm Bộ môn Luật Hiến pháp và Luật Hành chính của Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội và ThS. Lê Thị Khánh Vân - chuyên gia độc lập. Quá trình nghiên cứu được thực hiện trong vòng 6 tháng, từ tháng 11/2018 đến tháng 4/2019, chủ yếu ở TP. Hà Nội, ngoài ra còn ở 4 địa phương khác là các tỉnh Hòa Bình, Ninh Bình, Nghệ An và Trà Vinh.

IMG 1182

Trưởng nhóm nghiên cứu, PGS.TS. Vũ Công Giao - Chủ nhiệm Bộ môn Luật Hiến pháp và Luật Hành chính
của Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội báo cáo tóm tắt kết quả nghiên cứu

Mục tiêu của nghiên cứu nhằm xác định cơ sở khoa học và cơ sở pháp lí quốc tế về độ tuổi pháp lí của trẻ em; phân tích, đánh giá tính phù hợp của quy định pháp luật hiện hành về độ tuổi pháp lí của trẻ em Việt Nam dựa trên cơ sở phân tích so sánh với các quy định và thực tiễn quốc tế cũng như với các quy định về độ tuổi của người chưa thành niên ở Việt Nam; phân tích tác động thực tế của việc giữ nguyên độ tuổi pháp lí của trẻ em hiện nay và điều chỉnh độ tuổi pháp lí của trẻ em (lên dưới 18 tuổi) tại Việt Nam; đề xuất các quan điểm, giải pháp nhằm hoàn thiện quy định về độ tuổi pháp lí của trẻ em ở Việt Nam.

Tại hội nghị, các đại biểu cùng nhau trao đổi, thảo luận về việc điều chỉnh độ tuổi pháp lí của trẻ em nhằm giải quyết những trở ngại cũng như thúc đẩy hợp tác quốc tế trong lĩnh vực này.

IMG 1193

GS.TS. Đào Trọng Thi - nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội
phát biểu về tầm quan trọng của báo cáo nghiên cứu trong việc góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật của Việt Nam
liên quan đến tuổi trẻ em

IMG 1201

Ông Đặng Hoa Nam - Cục trưởng Cục Trẻ em, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội 
bình luận về một số kết quả quan trọng của nghiên cứu

Nhiều ý kiến cho rằng, việc điều chỉnh tuổi pháp lí của trẻ em cần được xem xét là một yêu cầu cấp bách hiện nay. Tiếp tục trì hoãn việc điều chỉnh này sẽ gây ra những tác động bất lợi.

IMG 1176

Toàn cảnh hội nghị

Hội nghị đã diễn ra thành công tốt đẹp và góp phần hoàn thiện bản công bố trước khi đưa ra kết quả nghiên cứu chính thức.

Tác giả bài viết: Tạp chí Giáo dục

Chú ý: Việc đăng lại bài viết trên ở website hoặc các phương tiện truyền thông khác mà không ghi rõ nguồn của Tạp chí Giáo dục (tapchigiaoduc.moet.gov.vn) là vi phạm bản quyền!

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Hỗ trợ

Bạn thấy website này như thế nào?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây