Hôm nay ngày 20 tháng 5 năm 2018, Trường Đại học Quy Nhơn phối hợp cùng các đơn vị:
- Khoa Sinh học, Trường ĐHSP Hà Nội
- Khoa Sinh – KTNN, Trường ĐHSP Hà Nội 2
- Khoa Sinh – Môi trường, ĐHSP – Đại học Đà Nẵng
- Khoa Sinh học, Trường ĐHSP Đại học Thái Nguyên
- Khoa Sinh học, Trường ĐHSP Đại học Huế
- Khoa Sinh học, Trường Đại học KHTN Đại học Quốc gia Hà Nội
- Hội các ngành Sinh học Việt Nam.
Tổ chức Hội nghị khoa học toàn quốc lần thứ ba Nghiên cứu và Giảng dạy Sinh học ở Việt Nam.
Về dự Hội nghị có TS. Nguyễn Vinh Hiển (nguyên Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo), PGS.TS. Đinh Thanh Đức (Phó Hiệu trưởng, Trường Đại học Quy Nhơn), GS.TS. Phan Tuấn Nghĩa (Phó Hiệu trưởng, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐHQG Hà Nội) cùng nhà lãnh đạo của các trường Đại học Đà Nẵng, Quảng Nam, Huế, Sư phạm Hà Nội, Thái Nguyên, Sư phạm Hà Nội 2,... cùng nhiều nhà khoa học Sinh học, các giảng viên trong các trường đại học, giáo viên phổ thông, nghiên cứu sinh, học viên cao học và sinh viên từ nhiều trường đại học, cao đẳng, phổ thông trong cả nước.
Chủ trì Hội nghị gồm 05 nhà khoa học Sinh học:
GS.TS. Nguyễn Lân Dũng - Chủ tịch Hội các ngành Sinh học Việt Nam
GS.TS. Phan Tuấn Nghĩa (Phó Hiệu trưởng, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐHQG Hà Nội
PGS.TS. Đinh Thanh Đức - Phó Hiệu trưởng, Trường Đại học Quy Nhơn
GS.TS. Chu Hoàng Mậu - Đại học Thái Nguyên
PGS.TS. Võ Văn Minh - Phó Hiệu trưởng, Trường ĐH Sư phạm, ĐH Đà Nẵng
PGS.TS. Đinh Thanh Đức - Phó Hiệu trưởng, Trường Đại học Quy Nhơn khai mạc Hội nghị
Trường ĐH Quy Nhơn tặng quà cho các đơn vị đồng tổ chức
Các nhà khoa học trao đổi tại Hội nghị
Tại Hội nghị các báo cáo tập trung đi sâu vào các vấn đề Nghiên cứu sinh học cơ bản; Nghiên cứu sinh học ứng dụng phục vụ đời sống; Khoa học giáo dục và giảng dạy Sinh học.
Các báo cáo điển hình, bao gồm:
- Hệ sinh thái xã hội và cách tiếp cận dựa trên hệ sinh thái trong nghiên cứu phát triển và ứng phó với biến đổi khí hậu (GS.TSKH. Trương Quang Học - Viện Tài nguyên và Môi trường, ĐHQGHN).
- Di truyền học hiện đại: vai trò trong nghiên cứu ứng dụng và cách tiếp cận mới trong giảng dạy (GS.TS. Lê Đình Lương - Hội Di truyền học Việt Nam).
- Giảng dạy Sinh học trong Chương trình giáo dục phổ thông mới ở Việt Nam (PGS.TS. Mai Sỹ Tuấn - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội).
- Ứng dụng khoa học kỹ thuật trong phát triển bền vững ngành nghề yến sào ở Việt Nam (Ông Nguyễn Xuân Viễn - Công ty Yến sào Khánh Hòa).
- Giấm gỗ sinh học - một sản phẩm từ thiên nhiên nhiều ứng dụng (Ông Võ Tuấn Toàn - Công ty BIFFA, Bình Định).
Buổi chiều báo cáo tại các tiểu ban, cụ thể như sau:
Tiểu ban: Nghiên cứu sinh học cơ bản
- Nhận thức về hệ thống phân chia sinh giới dựa trên quan hệ phát sinh chủng loại của các nhóm sinh vật bậc cao được giới thiệu trong Campbell Biology qua một số lần tái bản gần đây (GS.TSKH Thái Trần Bái Trường Đại học Sư phạm Hà Nội).
- Dẫn liệu bước đầu về thành phần loài cá ở sông Tranh, huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam (PGS.TS Vũ Thị Phương Anh Trường Đại học Quảng Nam)
- Dẫn liệu về hình thái, sinh trưởng và phát triển của nòng nọc loài ếch cây sần Bắc Bộ Theloderma corticale (Boulenger, 1903) trong điều kiện nuôi (TS. Trần Thanh Tùng Trường Cao đẳng Vĩnh Phúc)
- Đánh giá chất lượng Nấm linh chi cổ cò (Ganoderma lucidum (Curtis) P. Karst) được thu hái tại Vườn quốc gia Kon Ka Kinh, tỉnh Gia Lai (Lê Văn Kiêm Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng)
- Nghiên cứu xác định và phân tích đặc điểm của họ gen mã hóa protein vận chuyển sắt ở Sắn (Manihot esculenta Crantz (ThS. Chu Đức Hà Viện Di truyền Nông nghiệp Việt Nam)
- Nghiên cứu đặc điểm phân bố và xác định thành phần hóa học tinh dầu của cây Tràm gió (Melaleuca cajuputi Powell) ở xã Phong Sơn, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa ThiênHuế (ThS. Phùng Thị Bích Hòa Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế).
Tiểu ban: Sinh học ứng dụng phục vụ đời sống và phát triển xã hội
- Acid 24hydroxyursolic từ cây Hồng (Diospyros kaki L.) là chất ức chế protease của HIV-1 (GS.TS. Phan Tuấn Nghĩa Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG Hà Nội)
- Nghiên cứu khả năng tích lũy ectoine và poly(3hydroxybutyrate) (PHB) của ba chủng vi khuẩn ưa mặn (PGS.TS. Đoàn Văn Thược Trường Đại học Sư phạm Hà Nội)
- Ảnh hưởng của nhiệt độ thấp tới một số phản ứng sinh lí của năm giống cao su (Hevea brasiliensis) (PGS.TS. Cao Phi Bằng Trường Đại học Hùng Vương)
- Phân lập và tuyển chọn chủng vi khuẩn có khả năng lên men lactic tạo đồ uống từ dịch tảo xoắn Arthrospira platensis (Spirulina) (PGS.TS. Đinh Thị Kim Nhung Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2)
- Cải tiến quy trình tách chiết DNA tổng số từ cây Ba kích (Morinda officinalis F.C.How) có hàm lượng các hợp chất thứ cấp cao (TS. Nguyễn Minh Lý Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng)
- Chuẩn bị và tối ưu hóa sự hấp thụ curcumin của vật liệu cellulose được sản xuất từ các vi khuẩn trong dịch trà xanh (TS. Nguyễn Xuân Thành Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2)
Tiểu ban: Khoa học giáo dục và giảng dạy sinh học
- Đánh giá năng lực giải quyết vấn đề của học sinh trong dạy học Sinh học THPT (PGS.TS Phan Thị Thanh Hội Trường Đại học Sư phạm Hà Nội)
Thử nghiệm hoạt động tìm tòi-khám phá kiến thức trong phương pháp dạy học khoa học bàn tay nặn bột (la main à la pâte) để xây dựng một số module dạy học phần kiến thức Sinh học phân tử trong chương trình Sinh học THPT (TS. Trần Thanh Sơn Trường Đại học Quy Nhơn)
- Thực trạng và đề xuất giải pháp lồng ghép lối sống sinh thái của sinh viên Sư phạm Sinh Trường Đại học Quảng Nam (ThS. Triệu Thy Hòa Trường Đại học Quảng Nam)
- Vận dụng kĩ thuật mảnh ghép trong dạy học môn Sinh học ở trường phổ thông (TS. An Biên Thùy Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 )
- Thiết kế một số trò chơi học tập trong dạy học Sinh học 10 bằng tiếng Anh (TS. Nguyễn Thị Hà Trường Đại học Sư phạm, Đại học Thái Nguyên)
- Kết nối nguồn lực của Vườn quốc gia Khu bảo tồn với Chương trình giáo dục trải nghiệm thiên nhiên: bài học từ Vườn quốc gia Kon Ka Kinh (TS. Hà Thăng Long Hội Động vật học Frankfurt (CHLB Đức) tại Việt Nam)
Hội nghị này là nơi sinh hoạt học thuật để các nhà khoa học, các nhà giáo dục và các nhà quản lí trong lĩnh vực Sinh học ở Việt Nam thảo luận tìm ra hướng thích hợp trong nghiên cứu và giảng dạy sinh học. Hội nghị còn là nơi để các trường đại học, viện nghiên cứu cùng nhau trao đổi về chương trình giáo dục đại học, thảo luận những nghiên cứu mới trong lĩnh vực sinh học nhằm đáp ứng nhu cầu lao động chất lượng cao trong khu vực và liên quốc gia, là nơi để trao đổi trong việc tham gia vào hệ thống kiểm định chất lượng giáo dục quốc tế đáp ứng xu hướng hội nhập quốc tế ngày càng sâu và rộng như hiện nay, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Hội nghị sẽ thảo luận về phương hướng cho các hoạt động nghiên cứu và giảng dạy sinh học ở Việt Nam trong thời gian tới.