Qua hơn 10 năm thi hành Luật Bình đẳng giới, hệ thống pháp luật, chính sách ngày càng được hoàn thiện hơn, nhận thức của xã hội về bình đẳng giới từng bước được nâng cao, các cấp, các ngành đã và đang nỗ lực triển khai nhiều chương trình, giải pháp nhằm tạo điều kiện để phụ nữ và nam giới tham gia và thụ hưởng bình đẳng vào các lĩnh vực của đời sống chính trị - kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, kết quả thực hiện bình đẳng giới còn chưa đồng đều giữa các vùng miền, địa phương khác nhau. Ở đâu có sự quan tâm, chỉ đạo của lãnh đạo, cấp ủy đảng, có chính sách cụ thể, sự tâm huyết, nhiệt tình của bộ tham mưu, ở đó kết quả triển khai luôn đạt hiệu quả, chất lượng và có những hoạt động giáo dục.
Đối với ngành Giáo dục, trong những năm qua đã triển khai nhiều giải pháp với các mục tiêu khá cụ thể, phối hợp với cấp ủy, chính quyền các địa phương, các đơn vị trong việc chỉ đạo công tác Bình đẳng giới, đảm bảo các quan điểm, mục tiêu của Đảng, Nhà nước và chiến lược quốc gia và của Ủy Ban quốc gia Vì sự tiến bộ của phụ nữ. Thực tế cho thấy, vẫn còn những khó khăn, vướng mắc, hạn chế, bất cập từ một số đơn vị, trong đó có các trường đại học thuộc Bộ GD-ĐT. Một số chỉ tiêu, nội dung còn chưa rõ, chưa đạt, hoạt động vì sự tiến bộ phụ nữ của một số đơn vị còn rất hạn chế, có đơn vị không bám sát chỉ đạo của Bộ nên cũng ảnh hưởng đến hoạt động chung của ngành.
Ảnh 1. Phó trưởng Ban Nguyễn Thị Bích Hợp phát biểu khai mạc Hội nghị
Phát biểu khai mạc tại Hội nghị, bà Nguyễn Thị Bích Hợp, Phó trưởng Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ, Phó Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam cho biết, sau hơn 10 năm thi hành Luật Bình đẳng giới, hệ thống pháp luật, chính sách ngày càng hoàn thiện, nhận thức của xã hội về bình đẳng giới từng bước được nâng cao; các cấp, ngành đã và đang nỗ lực triển khai nhiều chương trình, giải pháp, nhằm tạo điều kiện để phụ nữ và nam giới tham gia, thụ hưởng bình đẳng vào các lĩnh vực của đời sống chính trị - kinh tế - xã hội.
Trong phần lớn thời lượng buổi tập huấn, các đại biểu đã lắng nghe, thảo luận, đóng góp nhiều nội dung quan trọng trong báo cáo của chuyên gia về giới Phạm Thu Hiền, Học viện Chính trị Quốc gia. Tiếp cận từ bình đẳng giới thực chất và những thách thức trong việc thúc đẩy bình đẳng giới ở Việt Nam hiện nay, chuyên gia Phạm Thu Hiền cùng các đại biểu đã đề cập và phân tích về bình đẳng giới trong GD-ĐT; phân tích giới và lồng ghép giới trong hoạt động ở các trường đại học, cao đẳng; bạo lực đối với phụ nữ và nữ sinh. Từ đó, hướng tới xây dựng môi trường học tập và làm việc an toàn, bình đẳng, không có bạo lực.
Ảnh 2. Chuyên gia về giới Phạm Thu Hiền trình bày các nội dung và điều hành thảo luận
Ảnh 3. Các đại biểu thảo luận tại Hội nghị
Tác giả bài viết: Hoàng Diệu Huyền
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn