HỘI THẢO “ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN CÔNG NGHỆ ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC PHỔ THÔNG”

Thứ sáu - 19/04/2019 19:44

     Ngày 18/04/2019, tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã diễn ra Hội thảo Quốc gia “Đào tạo giáo viên Công nghệ đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông” do Khoa Sư phạm Kĩ thuật, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức.
     
Hội thảo được tổ chức nhằm trao đổi các kết quả nghiên cứu, kinh nghiệm đào tạo và bồi dưỡng giáo viên Công nghệ phổ thông; qua đó đề xuất những định hướng và giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên Công nghệ cho Chương trình Giáo dục phổ thông mới; tăng cường giao lưu, liên kết giữa các trường sư phạm, khoa sư phạm kĩ thuật trong cả nước trong lĩnh vực đào tạo giáo viên dạy kĩ thuật, công nghệ cho trường phổ thông, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
     
Tham dự Hội thảo có sự góp mặt của Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Hữu Độ, Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học Vũ Đình Chuẩn, GS Nguyễn Minh Thuyết  - tổng chủ biên Chương trình Giáo dục phổ thông mới; hơn 50 đại biểu đến từ nhiều trường đại học trong cả nước như Trường Đại học Sài Gòn, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế, Đại học Vinh, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, Trường Đại học Sư phạm kĩ thuật TP. Hồ Chí Minh, Trường Đại học Thủ đô, Học viện Nông nghiệp Việt Nam,… và một số trường trung học phổ thông.

1

Toàn cảnh hội thảo

     Phát biểu mở đầu hội thảo GS.TS Nguyễn Văn Minh, Hiệu trưởng Đại học Sư phạm Hà Nội cho biết, Công nghệ là môn học quan trọng và thiết thực, giúp học sinh hình thành những kiến thức hữu ích về công nghệ và một số kĩ năng cơ bản trong việc sử dụng, thiết kế và đánh giá các thiết bị công nghệ xung quanh; là cầu nối với xu thế giáo dục STEM mà thế giới và Việt Nam hướng tới. Do dó, đội ngũ giáo viên kĩ thuật, công nghệ càng trở lên quan trọng hơn trong bối cảnh công nghiệp hóa đất và Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

2

GS.TS Nguyễn Văn Minh, Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội phát biểu

3

NGƯT Nguyễn Hữu Độ - Thứ trưởng Bộ GD-ĐT,
GS.TS Nguyễn Văn Minh -
Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội,
PGS.TS Lê Huy Hoàng - Trưởng khoa Sư phạm Kĩ thuật
chủ trì hội thảo.

     Nội dung các báo cáo tại Hội thảo đề cập tới nhiều chủ đề khác nhau: vấn đề khó khăn trong tuyển sinh ngành Sư phạm Công nghệ; thực trạng dạy học môn Công nghệ ở nhà trường phổ thông; mô hình đào tạo giáo viên Công nghệ - kinh nghiệm Việt Nam và quốc tế; chương trình và thực hiện chương trình đào tạo giáo viên Công nghệ; phương pháp dạy học Công nghệ,…

4

GS. Nguyễn Minh Thuyết phát biểu tại hội thảo

     Để giải quyết một số khó khăn trong tuyển sinh ngành Sư phạm Công nghệ, GS Nguyễn Minh Thuyết cho rằng “Các trường đại học sư phạm phải cung cấp cho học sinh, sinh viên thông tin về đầu ra khi theo học ngành Sư phạm Kĩ thuật để thu hút và tạo tâm lí yên tâm cho người học; đề xuất Bộ GD-ĐT ra quy định về tiêu chuẩn giáo viên dạy môn Công nghệ, xem xét đưa ra các chính sách ưu tiên để khuyến khích học sinh theo học ngành này.

5

Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ phát biểu tổng kết hội thảo

     Tổng kết hội thảo, Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ cho rằng trong thời điểm hiện nay và tương lai, giáo dục Công nghệ có nhiều cơ hội, thuận lợi để phát triển. Môn học này trong chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ làm 3 việc là vừa dạy Công nghệ, vừa định hướng nghề nghiệp và giáo dục STEM. Trong khi đó, STEM là xu thế giáo dục không thể cưỡng lại của Việt Nam và thế giới bởi cuộc cách mạng công nghệ 4.0. Bộ GD-ĐT đang tích cực thực hiện việc dạy và học theo hướng hướng dẫn học sinh nghiên cứu khoa khọc. Do đó, Giáo dục Công nghệ là môn rất quan trọng trong chương trình mới. Thứ trưởng mong muốn các trường Sư phạm, các nhà trường phổ thông và đội ngũ giáo viên hiện nay cùng đồng hành để tạo ra đội ngũ giáo viên Công nghệ chất lượng, từ đó tạo ra những người học – nguồn nhân lực tốt của lĩnh vực này cho tương lai.

Nguồn tin: Tạp chí Giáo dục

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Hỗ trợ

Bạn thấy website này như thế nào?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây