Kế thừa tinh thần của Hội thảo khoa học cán bộ trẻ các trường Đại học Sư phạm (ĐHSP toàn quốc được khởi xướng từ năm 2011 với sáng kiến của Đoàn Thanh niên Trường ĐHSP Hà Nội, qua 7 đơn vị đăng cai tổ chức là Trường ĐHSP Hà Nội, Trường ĐHSP - ĐH Huế, Trường ĐHSP Đà Nẵng, Trường ĐH Hải Phòng, Trường ĐHSP Hà Nội 2, Trường ĐHSP TP. Hồ Chí Minh.
Hội thảo khoa học các trường ĐHSP toàn quốc năm 2018 được tổ chức vào sáng ngày 25/10/2018 tại Trường ĐHSP Hà Nội nhằm công bố những kết quả nghiên cứu khoa học mới của cán bộ trẻ các trường Đại học Sư phạm, góp phần tạo đà cho những công trình khoa học có giá trị, và là cơ hội để cán bộ trẻ các trường Sư phạm toàn quốc, từ nhiều lĩnh vực nghiên cứu, giảng dạy khác nhau có dịp gặp gỡ, trao đổi, hợp tác trong khoa học.
Đến dự Hội thảo có sự hiện diện của lãnh đạo các trường Đại học Sư phạm toàn quốc: PGS.TS Nguyễn Thị Hiên - Hiệu trưởng Trường ĐH Hải Phòng; PGS.TS Nguyễn Đình Luyện – Phó Hiệu trưởng Trường ĐHSP - ĐH Huế; PGS.TS Võ Văn Minh - Phó Hiệu trưởng Trường ĐHSP – ĐH Đà Nẵng; PGS.TS Mai Xuân Trường - Phó Hiệu trưởng Trường ĐHSP – ĐH Thái Nguyên; PGS.TS Nguyễn Tiến Công - Phó Bí thư Đảng ủy Trường ĐHSP TP. Hồ Chí Minh; PGS.TS Lê Việt Dũng - Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Cần Thơ; TS. Vũ Thị Phương Anh - Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Quảng Nam; GS.TS Đặng Văn Soa - Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Thủ Đô; PGS.TS Nguyễn Đình Hiền - Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Quy Nhơn; PGS.TS Lê Văn Cương – Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Bình Dương; PGS.TS Nguyễn Thị Phương Thảo - Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Nghệ thuật Trung ương; TS. Phan Thị Tình - Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Hùng Vương; TS. Đặng Quyết Thắng - Phó Hiệu trưởng Trường ĐHSP Kĩ thuật Nam Định; TS. Nguyễn Duy Quyết - Hiệu trưởng Trường ĐHSP Thể dục thể thao Hà Nội cùng các thầy cô trưởng, phó các đơn vị, Bí thư Đoàn Thanh niên các trường.
Về phía Trung ương Đoàn, Thành Đoàn Hà Nội có sự hiện diện của đồng chí Chu Hồng Minh - Ủy viên BCH Trung ương Đoàn, Phó Bí thư Thành đoàn, Chủ tịch Hội Sinh viên Thành phố Hà Nội.
Về phía Trường ĐHSP Hà Nội có sự hiện diện của GS.TS Nguyễn Văn Minh - Hiệu trưởng Nhà trường, PGS.TS Nguyễn Văn Trào - Phó Hiệu trưởng Nhà trường, TS Nguyễn Văn Thỏa - Bí thư Đoàn trường,…
Phát biểu khai mạc Hội thảo, GS.TS Nguyễn Văn Minh - Hiệu trưởng Trường ĐHSP Hà Nội nhấn mạnh vào những kết quả mà cán bộ trẻ đã và đang đạt được: “Một điểm nhấn trong năm vừa qua, những công bố trên các tạp chí uy tín trên thế giới (Science, Scientific Report - một nhánh của Nature) cũng có đóng góp của cán bộ trẻ các trường Sư phạm. Điều đó chứng tỏ rằng, cán bộ trẻ của các trường Sư phạm không chỉ có khả năng nghiên cứu trong khoa học giáo dục mà còn có khả năng nghiên cứu tốt trong các lĩnh vực khác và tiếp cận trình độ quốc tế”.
Hội thảo năm nay với chủ đề “Cán bộ trẻ với đổi mới giáo dục và cách mạng 4.0” đã thu hút sự tham gia đông đảo của cán bộ trẻ các trường đào tạo sư phạm, và một số trường có ngành đào tạo sư phạm trên toàn quốc. Điều này cho thấy sức hấp dẫn và chất lượng khoa học của Hội thảo.
Hội thảo đã nhận được 149 bài viết của các tác giả là cán bộ trẻ từ hơn 20 trường Đại học có khối ngành Sư phạm trên toàn quốc. Những bài viết có chất lượng sau quá trình phản biện đã được đăng trong kỉ yếu Hội thảo, NXB Đại học Sư phạm.
Hội thảo lần này tập trung vào một số nội dung:
+ Về Khoa học Tự nhiên – Công nghệ: Tập trung vào các lĩnh vực mang tính ứng dụng như: nghiên cứu nâng cao hiệu suất pin mặt trời chấm lượng tử; tối ưu hóa các điều kiện phòng thí nghiệm để thúc đẩy quá trình sinh sản của cá ngựa vằn; dùng phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử để xác định hàm lượng kẽm trong lá cây; đa dạng sinh học và các yếu tố tác động đến đa dạng sinh học, nghiên cứu phương trình nghiệm; ứng dụng các phần mềm trong nghiên cứu khoa học tự nhiên…
+ Về Khoa học Xã hội và Nhân văn: Các báo cáo thể hiện xu hướng nghiên cứu so sánh liên ngành (văn học - điện ảnh - lịch sử - địa lí - văn hóa), so sánh giữa các nước (Việt Nam - Ấn độ - Myanmar - Singapore - Mỹ); nhấn mạnh vào vấn đề gìn giữ, bảo tồn và cải biến văn hóa, xã hội phù hợp với thời đại mới, dưới góc nhìn mới.
+ Khoa học Giáo dục: Tập trung vào chủ đề giáo dục trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 thể hiện qua việc nghiên cứu những ảnh hưởng của cách mạng công nghiệp đối với giảng viên trẻ, với mục tiêu và phương thức giáo dục, đồng thời ứng dụng công nghệ, kĩ thuật dạy học tiên tiến vào giảng dạy các chuyên ngành. Một vấn đề nổi bật của mảng khoa học giáo dục lần này là việc các báo cáo quan tâm tới nhiều đối tượng giáo dục, trong đó bao gồm trẻ khuyết tật, trẻ có hội chứng tăng động giảm chú ý...
Như vậy, ngoài tính phong phú của chủ đề, các báo cáo đã tập trung vào các vấn đề thời sự, thức tiễn và khả thi và mang tính liên ngành. Điều đó cũng minh chứng hàm lượng khoa học và ý nghĩa của Hội thảo.
Tại phiên toàn thể là hai tham luận trình bày của PGS. TS Nguyễn Văn Biên - Phó chủ nhiệm khoa Vật lý về “Một số hướng nghiên cứu về giáo dục STEM” và TS. Ngô Tuấn Cường, là đồng tác giả của nghiên cứu về “Sự phát quang của cụm nguyên tử bạc”, đăng trên tạp chí Science, Mỹ. TS. Ngô Tuấn Cường trao đổi với hội thảo về bài báo: “Theoretical investigation of optical absorption and emission of oligoatomic silver clusters embedded inside the LTA zeolite cavity” và chia sẻ quá trình đăng bài quốc tế.
Sau hai bài trình bày, Hội thảo được chia 3 tiểu ban, các báo cáo được trình bày tại Hội thảo cụ thể như sau:
|
A Pfaffian formula for the monomer – dimer model on surface graphs |
|
A survey on nonclassical diffusion equations in bounded domains: Existence, uniqueness and asymptotic behavior of solutions |
|
Nghiên cứu xác định tạp chất bằng ICP-MS sau khi tách nền Zr(IV) bằng chiết dung môi với PC88A-Toluen |
|
Alimentary tract morphology and temporal variation of Clark of the mudskipper Periophthalmodon septemraidatus along the Hau River |
2. Ban Khoa học xã hội và nhân văn:
|
Chính sách của chính quyền Chúa Nguyễn đối với người Nhật Bản và hoạt động thương mại của thương nhân Nhật Bản ở đàng trong thế kỉ XVI –XVIII |
|
Tổng quan các hướng tiếp cận chính trong can thiệp giao tiếp cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ |
|
Nghệ thuật thể hiện đất và người phương Nam trong truyện, ký của một số nhà văn Nam Bộ giai đoạn 1954 – 1975 |
|
Nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo nguồn nhân lực tại các trường đại học ở nước ta hiện nay trước ảnh hưởng của cách mạng Công nghiệp 4.0 |
3. Ban Khoa học Giáo dục:
|
Xây dựng mô hình lớp học trên nền tảng Internet kết nối vạn vật (IOT) đáp ứng yêu cầu dạy học trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0 |
|
Xây dựng chiến lược thương hiệu của các trường phổ thông |
|
Các mức độ tích hợp kiến thức trong dạy học lịch sử ở Trường Trung học phổ thông hiện nay |
|
“Bối cảnh đọc” và việc phát triển năng lực cho học sinh trong môn Ngữ văn |
Ngoài ra, Hội thảo cũng đã đón nhận được nhiều ý kiến phát biểu, chia sẻ kinh nghiệm của nhiều nhà khoa học và các cán bộ trẻ các trường đại học trên toàn quốc. Điều này làm nên sự đa dạng trong góc nhìn và tri thức và góp phần vào thành công chung của Hội thảo.
Một số hình ảnh tại Hội thảo
GS.TS Nguyễn Văn Minh – Hiệu trưởng Trường ĐHSP Hà Nội phát biểu khai mạc Hội thảo
GS. TS Nguyễn Văn Minh, Hiệu trưởng Trường ĐHSP Hà Nội tặng cờ lưu niệm các đoàn tham gia Hội thảo
Kỉ yếu Hội thảo Khoa học cán bộ trẻ các trường ĐHSP toàn quốc lần thứ VII-2018
Tác giả bài viết: Tạp chí Giáo dục
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn