Nhằm nâng cao nhận thức về sự cần thiết ban hành Luật Công tác xã hội, thu hút được nhiều ý kiến đóng góp của các chuyên gia, nhà quản lí, thực hiện chính sách cũng như tạo sự đồng thuận xã hội trong việc tuyên truyền phổ biến, phản biện chính sách ngay từ quá trình soạn thảo để Luật Công tác xã hội có thể được ban hành, ngày 20-21/9/22018, tại Kim Bôi (Hòa Bình) Tạp chí Lao động - Xã hội và Cục Bảo xã hội (Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội) đã tổ chức Hội thảo Nâng cao chất lượng truyền thông trong quá trình hoàn thiện khuôn khổ pháp lí về công tác xã hội.
Tham dự Hội thảo, về phía Bộ lao động - Thương binh và Xã hội có: Ông Nguyễn Trọng Đàm - Nguyên Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, ông Tô Đức - Phó Cụ trưởng Cục Bảo xã hội và các bộ nguyên là lãnh đạo các Cục, Vụ của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; về phía các đơn vị địa phương có: đại diện UNICEF tại Việt Nam, lãnh đạo các sở Lao động - Thương binh va Xã hội tỉnh Hòa Bình, TP, Hà Nội; về phía các cơ quan truyền thông có: Tạp chí Lao động và Xã hội và trên 60 phóng viên, biên tập viên của hơn 40 cơ quan báo chí ở Trung ương và địa phương.
Đ/c Trần Ngọc Diễn - Tổng biên tập Tạp chí Lao động và Xã hội đọc diễn văn khai mạc Hội thảo
Công tác xã hội ra đời do nhu cầu xã hội trong quá trình CNH, HĐH; có quá trình phát triển hơn 100 năm. Công tác xã hội (CTXH) chuyên nghiệp phát triển ở nhiều quốc gia trên thế giới, tính đến năm 2009, có khoảng 90 quốc gia là thành viên của Hiệp hội Cán bộ xã hội quốc tế. Ở Việt Nam, nghề CTXH là một nghề mới hầu như mọi người còn lạ lẫm với tên gọi của nghề này. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của đất nước, nghề CTXH đã được công nhận là một nghề với nhiều công việc đáp ứng nhu cầu phục vụ xã hội.
Đ/c Nguyễn Trọng Đàm - Nguyên Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phát biểu tại Hội thảo
Dù nhu cầu rất lớn nhưng sự phát triển của ngành CTXH vẫn còn khá non trẻ tại Việt Nam. Đội ngũ nhân lực thực hiện công tác chưa nhiều, thiếu đào tạo kĩ năng và chuẩn hoá bằng cấp. Nhiều chính sách về đãi ngộ và tiền lương cần gấp rút nghiên cứu để áp dụng, hỗ trợ nhân lực ngành.
Công tác đào tạo ban đầu cũng như việc làm của sinh viên ngành CTXH còn gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt, hệ thống các văn bản pháp luật, các chính sách liên quan đến ngành CTXH còn chưa rõ ràng làm định hướng cho việc triển khai các biện pháp, giải pháp, quy định pháp luật.
Quang cảnh hội thảo
Để công tác tuyên truyền về nghề CTXH riêng, việc xây dựng và hoạch định khuôn khổ pháp lí về CTXH nói chung đạt hiệu quả, cần: - Chuyển đổi mô hình truyền thông về CTXH, từ chủ yếu tuyên truyền chủ trương, chính sách sang truyền thông tương tác trên cơ sở phát huy vai trò giám sát và phản biện xã hội của báo chí; - Các cơ quan cần gia tăng hàm lượng thông tin khoa học về CTXH trong sản phẩm của mình. Các cơ quan báo chí là trung tân kết nối xã hội; nhà báo, nhà truyền thông phải là nhà kết nối xã hội có trách nhiệm; - Chú trọng tập huấn, đào tạo đội ngũ phóng viên chuyên về xã hội có kiến thức và kĩ năng cơ bản về CTXH.
Việc ban hành quy định về các quy tắc đạo đức nghề CTXH, các tiêu chuẩn và quy trình cung cấp dịch vụ CTXH sẽ giúp đội ngũ nhân viên CTXH chuẩn hóa các bước thực hành nghề nghiệp, hướng dẫn nhân viên CTXH đánh giá chi tiết, chính xác thông tin, nhu cầu của đối tượng dịch vụ CTXH, xây dựng và thực hiện kế hoạch trợ giúp có hiệu quả thiết thực, giúp những cá nhân và nhóm yếu thế trong xã hội gạt bỏ các rào cản, vượt qua khó khăn, ổn định cuộc sống và hòa nhập cộng đồng.
Tác giả bài viết: Tạp chí Giáo dục
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn