Hội thảo phát triển hệ thống giáo dục nghề nghiệp mở, linh hoạt tạo cơ hội cho người lao động học nghề - lập nghiệp - việc làm bền vững

Thứ hai - 08/10/2018 12:00

Ngày 05/10/2019 tại Thành phố Hồ Chí Minh “HỘI THẢO PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP MỞ, LINH HOẠT TẠO CƠ HỘI CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG HỌC NGHỀ - LẬP NGHIỆP -  VIỆC LÀM BỀN VỮNG” được tổ chức long trọng.

Về dự Hội thảo có: TS. Doãn Mậu Diệp, Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và xã hội; Bà Nguyễn Thị Hằng, Chủ tịch hiệp hội GDNN&NCTXH Việt Nam, nguyên Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và xã hội; TS. Nguyễn Hồng Minh, Tổng cục trưởng Tổng cục giáo dục nghề nghiệp; TS. Lê Kim Dung, Cục trưởng Cục Việc làm; Đại diện chương trình Đổi mới đào tạo Việt Nam GIZ cùng các đồng chí lãnh đạo các Cục vụ viện, lãnh đạo của các trường đào tạo nghề về dự đông đủ.

Tin 08 10 (01)

TS. Doãn Mậu Diệp, Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và xã hội phát biểu khai mạc Hội thảo

Phát biểu khai mạc Hội thảo, TS. Doãn Mậu Diệp Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và xã hội đã nhấn mạnh: Hệ thống giáo dục nghề nghiệp (GDNN) mở và linh hoạt đặc biệt quan trọng trong việc phát triển kĩ năng, thúc đẩy  và hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực có kĩ năng cao từng bước đáp ứng được yêu cầu việc làm của thị trường lao động. Các loại hình đào tạo đa dạng  sẽ đáp ứng nhu cầu của người học  và khuyến khích họ tiếp nhận những thách thức mới về sự thay đổi của việc làm, nhất là trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 đang thâm nhập sâu rộng  vào tất cả các lĩnh vực đời sống, KT-XH. Hơn nữa,  việc đa dạng hóa các phương thức  đào tạo sẽ tăng cơ hội học nghề và việc làm cho các nhóm dân số khác nhau, thúc đẩy học tập suốt đời, đặc biệt là những người không có điều kiện sử dụng các cách thức đào tạo truyền thống. Hệ thống GDNN mở, linh hoạt sẽ góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững, phát triển nguồn nhân lực, gắn giáo dục nghề nghiệp với sự dịch chuyển mau lẹ của thị trường lao động, tăng cường sự tham gia của các doanh nghiệp vào quá trình đào tạo nhân lực.

Hội thảo đã nhận được 48 báo cáo của cán bộ quản lí, nhà khoa học, các chuyên gia, nhà giáo, doanh nghiệp về các nội dung như: Định hướng phát triển hệ thống GDNN mở; Nghiên cứu lí luận về phát triển hệ thống GDNN mở, linh hoạt; Kinh nghiệm một số quốc gia quốc tế phát triển hệ thống GDNN mở, linh hoạt; Hoạt động thực tiễn của bộ ngành, địa phương, các cơ sở GDNN và trung tâm dịch vụ việc làm theo hướng mở, linh hoạt.

Tin 08 10 (02)

Đoàn Chủ tịch điều hành Hội thảo

Tại Hội thảo, các nhà khoa học tập trung trao đổi, đối thoại về các nội dung chính như:

  1. Phát triển theo hướng mở, linh hoạt - Diện mạo mới của hệ thống GDNN (TS. Phan Chính Thức- Hiệp hội GDNN &NCTXH Việt  Nam;
  2. Tiếp tục hoàn thiện cơ cấu hệ thống GDNN theo hướng mở, linh hoạt và liên thông (GS.VS. Đào Trọng Thi, Nguyên Chủ nhiệm UBVHGDTNTNNĐ Quốc hội);
  3. Phát triển hệ thống GDNN mở, đa dạng và linh hoạt (TS. Trương Anh Dũng, Phó Tổng cục trưởng - Tổng cục GDNN);
  4. Xây dựng GDNN mở trước thách thức của cách mạng công nghiệp lần thứ 4; Rào cản và giải pháp (TSKH. Phạm Đỗ Nhật Tiến - Nguyên trợ lí Bộ trưởng Bộ GD-ĐT);
  5. Đào tạo gắn với nhu cầu của thị trường lao động - Thực trạng và giải pháp (TS. Lê Kim Dung - Cục trưởng Cục Việc làm);
  6. Tài nguyên giáo dục mở trong giáo dục và Huấn luyện kĩ thuật và nghề nghiệp (OER  trong TVET) (Kĩ sư Lê Trung Nghĩa -  Văn phòng phối hợp phát triển môi trường, khoa học công nghệ - Bộ Khoa học Công nghệ);
  7. Tiếp cận đào tạo theo mô hình KOSEN - Một mô hình về đào tạo nghề nghiệp mở ở Việt Nam (TS. Vũ Xuân Hùng, Vụ trưởng vụ đào tạo chính  quy - Tổng cục GDNN);
  8. Nhạy cảm giới trong đào tạo  nghề (TS. Trần Thị Hồng - Chuyên gia chương trình đổi mới đào tạo nghề Việt Nam (GIZ);
  9. Hệ thống GDNN mở linh hoạt - Tiếp cận thị trường dịch vụ công  và nghiên cứu trường hợp nhóm lao động nữ di cư (TS. Nguyễn Quang Việt - Viện trưởng Viện KHGDNN);
  10. Tiếp cận dịch vụ GDNN đối với người khuyết tật (PGS.TS. Mạc Văn Tiến -  Chuyên gia chương trình đổi mới đào tạo nghề  Việt Nam (GIZ);
  11. Doanh nghiệp - Nhà trường trong cuộc cách mạng 4.0 - Hợp tác mới tầm nhìn mới (Công ty Numatec - KCN An Phước - Long Thành - Đồng Nai).

Sau trao đổi, đối thoại về các nội dung chính, các nhóm tiếp tục thảo luận về các nội dung:

- Chính sách phát triển GDNN và việc làm bền vững tiếp tục được trao đổi, đối thoại về: Tác động của công nghệ thông tin đối với hệ thống giáo dục mở, linh hoạt; Đào tạo thường xuyên tạo cơ hội việc làm cho người lao động - Thực trạng và giải pháp; Tính tất yếu phát triển GDNN theo hướng mở, linh hoạt và liên thông trong giai đoạn hiện nay; Hệ thống giáo dục mở, những thách thức và khuyến cáo; Đề xuất giải pháp phát triển hệ thống giáo dục mở, linh hoạt ở Việt Nam.; Ứng dụng hình thức đào tạo từ xa - hướng mở trong GDNN;

- Hoạt động thực tiễn ở cơ sở có nhiều ý kiến trao đổi: Đa dạng hóa ngành nghề và phương thức đào tạo đáp ứng nhu cầu học nghề - khởi nghiệp cho người lao động tại TP. Hồ Chí Minh; Hoạt động GDNN theo hướng đào tạo mở trên địa bàn TP. Cần Thơ; Mô hình liên kết giữa doanh nghiệp và nhà trường theo  hướng mở linh hoạt trong đào tạo nhân lực cho doanh nghiệp; Giải pháp phát triển đào tạo nghề, góp phần tạo việc làm cho phụ nữ Khmer tỉnh Sóc Trăng;  Quản lí bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho nhà giáo GDNN vùng Đồng bằng sông Cửu Long theo định hướng đảm bảo chất lượng; Cơ sở GDNN chủ động kết nối với doanh nghiệp trong đào tạo nghề và giải quyết việc làm;

Tin 08 10 (03)

GS.VS. Đào Trọng Thi, Nguyên Chủ nhiệm UBVHGDTNTNNĐ Quốc hội

Tin 08 10 (04)

TS. Lê Kim Dung, Cục trưởng Cục Việc làm - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Tin 08 10 (05)

Giám đốc Công ty Numatec, KCN
An Phước, Long Thành - Đồng Nai

Một số hình ảnh cán bộ quản lí, nhà khoa học trao đổi, đối thoại tại Hội thảo

Tin 08 10 (06)

Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại Hội thảo

Phát triển hệ thống GDNN mở, linh hoạt là vấn đề chưa được nghiên cứu thấu đáo, còn nhiều ý kiến khác nhau, vì vậy cần sự tham gia đóng góp trí tuệ, kinh nghiệm thực tiễn của cán bộ quản lí, các nhà khoa học, các chuyên gia, nhà giáo, các doanh nghiệp và người lao động nhằm thực hiện tốt theo tinh thần của Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương theo định hướng “Đổi mới hệ thống giáo dục theo hướng mở, linh hoạt, liên thông giữa các bậc học, trình độ và giữa các phương thức giáo dục, đào tạo. Chuẩn hóa, hiện đại hóa giáo dục và đào tạo”.

Tác giả bài viết: Tạp chí Giáo dục

Chú ý: Việc đăng lại bài viết trên ở website hoặc các phương tiện truyền thông khác mà không ghi rõ nguồn của Tạp chí Giáo dục (tapchigiaoduc.moet.gov.vn) là vi phạm bản quyền!

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Hỗ trợ

Bạn thấy website này như thế nào?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây