Hội thảo được tổ chức nhằm tạo diễn đàn trao đổi về phát triển hệ thống dịch vụ hỗ trợ giáo dục hòa nhập cho người khuyết tật trên cơ sở các bài học kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn hiện nay ở Việt Nam; đồng thời, đưa ra các minh chứng cho các khuyến nghị định hướng xây dựng chính sách và giải pháp trong tổ chức phát triển hệ thống dịch vụ này của Việt Nam giai đoạn tiếp theo.
Có khoảng 200 đại biểu (trong đó có 27 đại biểu từ nước ngoài) đến tham dự Hội thảo từ các Bộ, Ngành Trung ương; Ban chỉ đạo Giáo dục trẻ khuyết tật và Trẻ em có hoàn cảnh khó khăn và các đơn vị Vụ, Cục chức năng của Bộ GD-ĐT; các nhà khoa học từ viện nghiên cứu, trường đại học, cao đẳng trong và ngoài nước; đại biểu liên hiệp hội, các hội của người khuyết tật và vì người khuyết tật trung ương và địa phương; đại diện các tổ chức quốc tế; lãnh đạo các sở GD-ĐT; cán bộ quản lí và giáo viên trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập, cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông của các địa phương.
GS.TS Nguyễn Văn Minh - Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội phát biểu tại hội nghị
Nội dung các bài viết tập trung vào các chủ đề chính: Chủ đề 1 - Tiếp cận trong xây dựng hệ thống dịch vụ hỗ trợ giáo dục hòa nhập cho người khuyết tật; Chủ đề 2 - Thực trạng và bài học kinh nghiệm trong phát triển hệ thống dịch vụ hỗ trợ giáo dục hòa nhập cho người khuyết tật ở Việt Nam và các nước trên thế giới: Mô hình, sự vận hành, hiệu quả và thách thức; Chủ đề 3 - Chính sách và tính hiệu lực, hiệu quả và thách thức của các chính sách đối với việc phát triển hệ thống dịch vụ hỗ trợ giáo dục hòa nhập người khuyết tật ở Việt Nam; Chủ đề 4 - Các điều kiện về nguồn lực, sự phối hợp giữa các bên liên quan trong phát triển hệ thống dịch vụ hỗ trợ giáo dục hòa nhập người khuyết tật ở Việt Nam.
Đại biểu trình bày báo cáo tại Hội nghị
Hội thảo đã trao đổi và thống nhất các vấn đề cơ bản sau:
1) Có những tiếp cận khác nhau trong phát triển hệ thống dịch vụ hỗ trợ giáo dục người khuyết tật song đều dựa trên khả năng, nhu cầu hỗ trợ giáo dục của người khuyết tật, của gia đình người khuyết tật và khả năng đáp ứng nhu cầu hỗ trợ này của cơ sở cung cấp dịch vụ hỗ trợ, dịch vụ hỗ trợ giáo dục người khuyết tật.
2) Một số hình thức tổ chức dịch vụ hỗ trợ người khuyết tật nói chung và hỗ trợ giáo dục người khuyết tật nói riêng được phát triển mạnh mẽ, cả các dịch vụ hỗ trợ giáo dục người khuyết tật công lập và ngoài công lập. Trong thời gian vừa qua, đã có sự hình thành, họat động phong phú, hiệu quả của một số trung tâm, cơ sở dịch vụ hỗ trợ giáo dục người khuyết tật ngoài công lập không chỉ ở các thành phố lớn mà còn ở cả các địa phương trong toàn quốc. Tuy nhiên, việc quản lí của các cơ quan chức năng nhà nước còn chưa thực sự thể hiện rõ với các vấn đề về tiêu chuẩn thành lập và tổ chức hoạt động của cơ sở về cơ sở vật chất, tổ chức quản lí, nhân sự, chương trình hỗ trợ giáo dục,… Do đó, hoạt động của các cơ sở dịch vụ này còn lẻ tẻ, thiếu sự gắn kết, phối hợp và được sự quản lí, chỉ đạo chung của các cơ quan chức năng. Nhiều gia đình có người khuyết tật còn bị động, lúng túng trong việc quyết định sử dụng dịch vụ hỗ trợ.
3) Các điều kiện về nguồn lực, đặc biệt là nguồn nhân lực để thực hiện dịch vụ hỗ trợ giáo dục người khuyết tật luôn là một vấn đề trọng tâm để đảm bảo chất lượng hoạt động các dịch vụ hỗ trợ. Đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực là đòi hỏi tất yếu, song còn nhiều thách thức đối với công tác này: tiêu chuẩn chức danh vị trí việc làm và đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn theo yêu cầu phẩm chất, năng lực của vị trí việc làm; điều kiện đảm bảo chất lượng của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng (đặc biệt là về chương trình đào tạo, bồi dưỡng; trình độ chuyên môn đào tạo và kinh nghiệm của đội ngũ; cơ sở vật chất, phương tiện và thiết bị;…).
4) Việt Nam đã và đang thực hiện hết sức có trách nhiệm và hiệu quả các cam kết với cộng đồng quốc tế về thực hiện đảm bảo Quyền của người khuyết tật. Học tập kinh nghiệm quốc tế, đồng thời, có sự vận dụng một cách linh hoạt đảm bảo phù hợp với truyền thống văn hóa, lịch sử, điều kiện KT-XH của đất nước là một trong những con đường để thúc đẩy nhanh và hiệu quả tiến trình này. Những bài học kinh nghiệm quốc tế từ Nhật Bản, Hoa Kì, Ba Lan, Kennya, Thái Lan và nhiều quốc gia trên thế giới khác trong xây dựng và phát triển hệ thống dịch vụ hỗ trợ giáo dục người khuyết tật được trình bày trong Hội thảo hôm nay là rất quý giá và đáng trân trọng.
5) Thực tiễn còn có nhiều thách thức được đặt ra trong giai đoạn tiếp theo ở Việt Nam đối với việc xây dựng, phát triển hệ thống dịch vụ hỗ trợ giáo dục người khuyết tật cả về tiếp cận khoa học và thực tiễn để xác định cách thức tổ chức, hệ thống văn bản chính sách tao hành lang pháp lí, đảm bảo các điều kiện về nhân lực, cơ sở vật chất, phương tiện thiết bị, chương trình hỗ trợ, đặc biệt là sự phối hợp chuyên môn mang tính đa ngành.
Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại Hội thảo
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn