Sự hội nhập giữa các nước (trong đó có khu vực Asean) tất yếu dẫn đến sự giao thoa về văn hóa và ngôn ngữ của các cộng đồng dân tộc. Cơ hội để nhân loại nói chung, các khu vực, các quốc gia dân tộc nói riêng có thể tiếp thu và làm cho đa dạng hơn, phong phú hơn, đậm đà hơn nền văn hóa của mình là có. Nhưng nguy cơ bị đồng hóa, bị mai một chính nền văn hóa truyền thống của mình cũng là một thực tế không thể bác bỏ. Giao lưu văn hóa ngày càng sâu, rộng đòi hỏi khu vực Đông Nam Á nói chung, mỗi quốc gia, dân tộc hơn lúc nào hết cần phải khẳng định bản sắc riêng của mình trong thế giới đa dạng và luôn luôn thay đổi. Hướng đi Dân tộc-Khu vực-Thế giới mang tính tất yếu sẽ nâng Đông Nam Á lên một vị thế mới về mọi mặt, mà trước hết là về văn hóa.
Trong bối cảnh này,
Hội thảo Quốc tế Văn hóa và ngôn ngữ các dân tộc trong sự giao thoa giữa các quốc gia Đông Nam Á đã được đồng tổ chức bởi Trường Đại học Tân Trào, Trường Đại học Sakon Nakhon Rajabhat Thái Lan và Trường Đại học Văn hóa nhằm công bố các kết quả nghiên cứu mới nhất của các nhà khoa học trong nước và khu vực về lĩnh vực văn hóa, văn hóa dân tộc và ngôn ngữ.

Hình 1. Tiết mục văn nghệ chào mừng
Hội thảo thu hút được sự quan tâm của đông đảo các nhà nghiên cứu, các nhà khoa học đến từ 12 Viện và Trung tâm nghiên cứu, 40 trường Đại học, Học viện trong và ngoài nước, đặc biệt trong đó có 06 trường đại học trong khu vực Đông Nam Á.
Ban tổ chức đã nhận được và duyệt đăng trong Kỉ yếu Hội thảo 177 bài tham luận, của gần 200 tác giả thuộc các lĩnh vực văn hóa, ngôn ngữ, được chia thành 03 nhóm:
- Nhóm 1. Văn hóa các dân tộc trong sự giao thoa giữa các quốc gia Đông Nam Á (98 bài);
- Nhóm 2. Ngôn ngữ các dân tộc trong sự giao thoa giữa các quốc gia Đông Nam Á (55 bài);
- Nhóm 3. Nôm Tày-Những nghiên cứu mới (23 bài).

Hình 2. PGS.TS. Nguyễn Bá Đức, Hiệu trưởng Trường Đại học Tân Trào phát biểu khai mạc Hội thảo
Hội thảo diễn ra trong không khí sôi động và đậm đà bản sắc văn hóa các dân tộc khu vực miền núi phía bắc Việt Nam: Lễ hội Rước đèn Trung Thu - Lễ hội Thành Tuyên 2016.

Hình 3. Nhà sử học Lê Văn Lan và đoàn chủ tịch điều hành Hội thảo