Ngày Môi trường Thế giới năm 2018 với chủ đề “GIẢI QUYẾT Ô NHIỄM NHỰA VÀ NILON” (Beat plastic pollution) được chương trình môi trường Liên Hợp Quốc lựa chọn, nhằm tuyên truyền vận động, kêu gọi cộng đồng cùng nhau thay đổi thói quen tiêu dùng và thải bỏ chất thải nhựa nhằm nỗ lực giảm gánh nặng ô nhiễm chất thải nhựa tới môi trường tự nhiên và sức khỏe của con người toàn cầu.
Hưởng ứng Ngày Môi trường Thế giới, ngày 16/06/2018 tại Trường Đại học Quy Nhơn, Bộ GD-ĐT đã long trọng tổ chức Lễ mít tinh Hưởng ứng Ngày Môi trường Thế giới 05/6 và tuần lễ biển và hải đảo Việt Nam năm 2018.
Hình ảnh buổi Lễ mít tinh
Về dự Lễ kỉ niệm gồm có: Ông Lê Trọng Hùng, Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường Bộ GD-ĐT; Đại diện lãnh đạo các ban ngành của tỉnh Bình định, sở GD-ĐT, Sở Khoa học và Công nghệ, lãnh đạo UBND TP. Quy Nhơn; lãnh đạo sở GD-ĐT tỉnh Phú Yên; Ban giám hiệu Trường ĐH Quy Nhơn, cùng toàn thể quý thầy cô giáo và hơn 1800 học sinh, sinh viên đến từ các trường đại học, trường phổ thông của tỉnh Bình Định có mặt đông đủ tham dự buổi lễ long trọng này.
Ông Lê Trọng Hùng, Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường Bộ GD-ĐT khai mạc buổi lễ
Từ năm 2003, hàng năm Bộ GD-ĐT đều tổ chức các hoạt động hưởng ứng ngày Môi trường Thế giới 5/6 của ngành giáo dục theo hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường, ban hành công văn hướng dẫn các đơn vị trực thuộc tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Môi trường Thế Giới, tổ chức Lễ mít tinh cùng các hoạt động hưởng ứng Ngày Môi trường Thế giới của ngành giáo dục.
Năm 2003, Bộ GD-ĐT tổ chức Lễ mít tinh hưởng ứng Ngày Môi trường Thế giới của ngành giáo dục tại Trường ĐHSP Hà Nội 2; năm 2004 tại Trường ĐHSP - ĐH Huế; năm 2005 tại Trường ĐHSP - ĐH Thái Nguyên; năm 2006 tại Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương 3 TP. Nha Trang; năm 2007 tại Trường ĐHSP Đồng Tháp; năm 2008 tại Trường ĐH Vinh; năm 2009 tại Trường ĐHSP- ĐH Đà Nẵng; năm 2010 tại Trường Cao đẳng Ngô Gia Tự - Bắc Giang; năm 2011 tại Trường ĐH Tây Nguyên; năm 2012 tại Trường ĐH Tây Bắc; năm 2013 tại Trường ĐH Đồng Tháp; năm 2014 tại Trường ĐH Hồng Đức, Thanh Hóa; năm 2015 tại Trường ĐH Nha Trang; năm 2016 tại trường ĐH Hải Phòng; năm 2017 tại Trường ĐH Vinh.
Thực hiện hướng dẫn tại Công văn số 2035/BTNMT-TCMT ngày 20/04/2018 gửi các Bộ, ban ngành, đoàn thể Trung ương, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các Tập đoàn, Tổng công ty Nhà nước về việc tổ chức hưởng ứng Ngày Môi trường Thế giới 5/6/2018 và tháng hành động vì Môi trường với chủ đề “Giải quyết ô nhiễm Nhựa và Nilon”, Bộ GD-ĐT đã tổ chức các hoạt đông thiết thực như:
Nhằm tăng cường hiệu quả truyền thông, tạo tính lan tỏa trên diện rộng, góp phần nâng cao nhận thức về BVMT, ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng, phòng chống thiên tai cho toàn xã hội. Bộ GD-ĐT đề nghị các đơn vị căn cứ vào tình hình của đơn vị tổ chức chuỗi các hoạt động được thực hiện từ tháng 5 đến hết tháng 7/2018 trong khuôn khổ “Tháng hành động vì môi trường” hướng ứng Ngày Môi trường Thế giới ngày 05/6/2018 theo hướng tiết kiệm, hiệu quả, chú trọng vào các hoạt động thực tiễn có tính lan tỏa và ảnh hưởng mạnh mẽ đến nhận thức của giáo viên, sinh viên, học sinh học viên và cộng đồng, tổ chức tốt các hoạt động hưởng ứng Ngày Môi trường Thế giới và Tháng hành động vì Môi trường.
Một số hoạt động cụ thể như:
1) Quán triệt, phổ biến và triển khai các nghị quyết, quyết định, chỉ thị như: nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01/01/2018 của Chính phủ về nhiệm vụ giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển KT-XH và dự toán ngân sách nhà nước năm 2018 trong đó tập trung vào nội dung, giải pháp giáo dục nhằm tăng cường năng lực quản lí tài nguyên, BVMT, chủ động phòng, chống thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm nhẹ phát thải nhà kính; các giải pháp quản lí, thu gom xử lí chất thải nhựa, giảm thiểu giác thải nhựa vào môi trường tự nhiên;
Chỉ thị 25/CT-TTg ngày 31/08/2016 của Thủ tướng Chính phủ nhằm tăng cường hiệu quả, hiệu lực công tác quản lí Nhà nước về môi trường;
Quyết định số 582/QĐ-TTg ngày 27/03/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án tăng cường kiểm soát ô nhiễm môi trường do sử dụng túi nilon khó phân hủy trong sinh hoạt đến năm 2020.
2) Đẩy mạnh tuyên truyền phổ biến vận động giáo dục tới cán bộ giảng viên giáo viên sinh viên và học sinh nhằm nâng cao nhận thức về phòng chống thiên tai, ứng phó biến đổi khí hậu, quản lí tài nguyên và BVMT, bảo tồn đa dạng sinh học; quản lí thu gom vận chuyển xử lí chất thải, rác thải, trong đó chú trọng việc xử lí rác thải nhựa của đơn vị; khuyến khích sử dụng công nghệ, sản phẩm thân thiện với môi trường, hạn chế sử dụng các nguồn nhiên liệu phát sinh nhiều khí thải gây hiệu ứng nhà kính; tạo dư luận và áp lực xã hội lên án hành vi gây ô nhiễm môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học…
3) Tổ chức các hoạt động tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa của Ngày Môi trường Thế giới, như: Tổ chức lễ mít tinh, các cuộc thi, ngày hội tái chế, ngày hội sống xanh; giải quyết những vấn đề môi trường bức xúc, tồn đọng trên địa bàn trường học; tổ chức các chiến dịch trồng cây xanh, trồng rừng ngập mặn ứng phó biến đổi khí hậu; Chiến dịch “Nói không với sản phẩm nhựa dùng một lần”; chiến dịch ra quân làm vệ sinh môi trường, thực hiện các hoạt động thu gom và tái chế chất thải nhựa, túi nilon tại đơn vị, trường học, các chợ, siêu thị, trung tâm thương mại, các khu dân cư; tổ chức các lớp học giáo dục môi trường; thực hiện treo băng rôn, pano, áp phích khẩu hiệu về chủ đề Ngày môi trường Thế giới “Giải quyết ô nhiễm Nhựa và Nilon”, tại trường học, khu vực quanh trường học, trụ sở cơ quan, nơi đông người qua lại; phổ biến các mô hình tiên tiến về giáo dục BVMT.
4) Phát động phong trào trồng cây xanh trong khuôn viên nhà trường, tạo cảnh quan môi trường xanh đẹp, trồng cây phủ xanh đất trống đồi trọc, những khu vực công cộng xung quanh trường.
5) Tăng cường các hoạt động giáo dục BVMT, phòng chống thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo tồn đa dạng sinh học thông qua việc tích hợp lồng ghép các kiến thức về giáo dục BVMT, phòng chống thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học đối với con người và những việc cần làm để BVMT, phòng chống thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học.
6) Phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức các hoạt động hướng tới cộng đồng vì BVMT: phổ biến tuyên truyền về BVMT, phòng chống thiên tai thích ứng với biến đổi khí hậu, giáo dục bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học cho cộng đồng…
7) Tăng cường đưa tin, bài viết phóng sự, chuyên trang, chương trình cổ động tuyên truyền về ý nghĩa của Ngày môi trường Thế giới, Ngày Quốc tế về đa dạng sinh học, về chủ đề BVMT, bảo tồn đa dạng sinh học trên các tạp chí, website của đơn vị tập trung vào một số nội dung truyền thông trong đơn vị về tác hại của chất thải nhựa, túi nilon đối với KT-XH môi trường và sức khỏe cộng đồng; định hướng các biện pháp giảm thiểu phát sinh, giảm sử dụng, tái sử dụng chất thải nhựa trong đời sống hàng ngày; xây dựng chuyên trang, chương trình cổ động, bài viết, phóng sự vận động giáo viên, học sinh thay đổi thói quen sử dụng túi nilon.
8) Biểu dương khen thưởng động viên kịp thời những cá nhân đơn vị có nhiều thành tích trong đóng góp hiệu quả, thiết thực trong việc sử dụng hợp lí tài nguyên, BVMT và ứng phó biến đổi khí hậu, bảo tồn đa dạng sinh học… nhân sự kiện Ngày môi trường Thế giới, Ngày Đa dạng sinh học, Tháng hành động vì môi trường. Đối với những trường hợp xuất sắc, lập hồ sơ gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét trao tặng Bằng khen.
Một số tác phẩm được tạo ra từ nhựa và nilon của sinh viên Trường Đại học Quy Nhơn
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Tác giả bài viết: Tạp chí Giáo dục
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn