Kiểm tra tình hình thực hiện các đề tài Khoa học Giáo dục cấp quốc gia

Thứ sáu - 21/02/2020 16:58

Sáng 21/2, Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc đã chủ trì buổi họp kiểm tra tình hình thực hiện các nhiệm vụ khoa học công nghệ thuộc Chương trình Khoa học Giáo dục cấp quốc gia.

Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc chủ trì cuộc họp

Đây là hoạt động nhằm rà soát tình hình thực hiện, kết quả và đề xuất của đề tài, đồng thời tiếp nhận những ý kiến đóng góp của các chuyên gia, đại diện các đơn vị thuộc Bộ để đảm bảo tiến độ và chất lượng.

04 đề tài được kiểm tra bao gồm: “Cơ sở khoa học của quy hoạch mạng lưới các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam” do Trường Đại học Bách khoa Hà Nội chủ trì; “Nghiên cứu quy hoạch mạng lưới các trường sư phạm ở Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn 2035” do Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên chủ trì; “Nghiên cứu mô hình trường đại học đáp ứng với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 (“Đại học 4.0”)” do Trường Đại học Công nghệ - Đại học Quốc gia Hà Nội chủ trì; “Nghiên cứu đề xuất các giải pháp đẩy mạnh quốc tế hóa giáo dục Việt Nam” do Trường Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh chủ trì.

Tại buổi họp, đại diện các đề tài đã trình bày báo cáo mục tiêu, tiến trình triển khai và các kết quả đã đạt được, đồng thời đưa ra những đề xuất, kiến nghị trong thời gian tới. Được biết đến nay, cả 4 đề tài đã cơ bản hoàn thành và có những đóng góp thiết thực cho việc xây dựng các chính sách giáo dục và đào tạo thời gian qua.

Các đề tài cũng nhận được những đánh giá, góp ý của chuyên gia cùng đại diện lãnh đạo Vụ Giáo dục Đại học, Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Cục Hợp tác quốc tế, Cục Quản lý chất lượng, Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục, … Trong đó, các ý kiến đánh giá cao quá trình triển khai công phu, trách nhiệm của cả 04 đề tài, kết quả nghiên cứu có tính ứng dụng và ý nghĩa lớn đối với hệ thống giáo dục.

Kết luận cuộc họp, Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc cho rằng, các đề tài đều triển khai với tiến độ tốt, tinh thần trách nhiệm cao và cơ bản hoàn thành mục tiêu đề ra. Thứ trưởng chỉ đạo, căn cứ những góp ý tại buổi làm việc, các đề tài tiếp tục rà soát kỹ các hạng mục và làm rõ hơn, sâu sắc hơn kết quả nghiên cứu, góp phần hữu ích cho sự phát triển của giáo dục nước nhà.

Trên tinh thần thượng tôn khoa học, lấy người học và xã hội làm trung tâm, Thứ trưởng đề nghị, các đề tài, đề án cần bám sát mục tiêu đã đặt ra, đảm bảo tính khoa học, đúng đắn. Các đơn vị thuộc Bộ cần phối hợp chặt chẽ với các chủ nhiệm các đề tài, quá trình khai thác sử dụng kết quả nghiên cứu cần cân nhắc, chọn lọc để phù hợp với bối cảnh thực tiễn Việt Nam.

Ngoài ra, Thứ trưởng yêu cầu các đề tài triển khai ngay công tác hệ thống hóa cơ sở dữ liệu để chuyển giao cho Văn phòng Chương trình Khoa học Giáo dục cấp quốc gia để phục vụ các hoạt động lưu trữ, khai thác và sử dụng sau này.

Chương trình khoa học và công nghệ cấp quốc gia giai đoạn 2016-2020 “Nghiên cứu phát triển khoa học giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam”, mã số KHGD/16-20 (gọi tắt là Chương trình Khoa học Giáo dục) là Chương trình nghiên cứu cấp quốc gia đầu tiên về lĩnh vực giáo dục và đào tạo được triển khai để thực hiện Nghị quyết 29 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.

Chương trình được thực hiện nhằm góp phần đổi mới cơ bản khoa học giáo dục Việt Nam theo hướng hiện đại, lấy nghiên cứu dựa trên minh chứng làm nền tảng, phù hợp với đặc điểm Việt Nam và tiệm cận với trình độ khoa học giáo dục thế giới. Kết quả nghiên cứu sẽ cung cấp cơ sở khoa học cho đổi mới đồng bộ các yếu tố cơ bản của quá trình giáo dục và đào tạo; quản lý giáo dục; xây dựng và ban hành hệ tiêu chí, chỉ số thống kê, cơ sở dữ liệuvề giáo dục và đạo tạo. thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp của Nghị quyết 29; các Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ và nhiệm vụ trọng tâm của ngành.

 

Tác giả bài viết: Trung tâm Truyền thông Giáo dục

Nguồn tin: moet.gov.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Hỗ trợ

Bạn thấy website này như thế nào?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây