Ngày 22/10/2020, Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn đã làm việc, nghe báo cáo và định hướng, chỉ đạo về chiến lược phát triển Tạp chí Giáo dục trong giai đoạn mới. Nhân dịp này, tập thể lãnh đạo Tạp chí Giáo dục vui mừng chúc mừng tân Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, PGS.TS. Hoàng Minh Sơn.
Tại Bộ Giáo dục và Đào tạo, Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn chủ trì buổi làm việc với Tạp chí Giáo dục. Cùng tham dự buổi làm việc có đại diện Lãnh đạo Văn phòng và Trung tâm truyền thông của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Đầu phiên làm việc, đồng chí Nguyễn Tiến Trung, Phó Tổng Biên tập phụ trách Tạp chí Giáo dục, phát biểu, tặng hoa chúc mừng tân Thứ trưởng. Đồng thời, đồng chí Nguyễn Tiến Trung cũng báo cáo về sự quan tâm, chỉ đạo trực tiếp của Bộ Trưởng, Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng, Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc trong các giai đoạn vừa qua. Hi vọng rằng, Tạp chí Giáo dục sẽ tiếp tục được sự quan tâm chỉ đạo nhiều hơn nữa của lãnh đạo Bộ, Thứ trưởng PGS.TS. Hoàng Minh Sơn, mà đặc biệt là Bộ trưởng, GS.TS. Phùng Xuân Nhạ.
Ảnh 1. Đ/c Nguyễn Tiến Trung, Phó tổng biên tập phụ trách tặng hoa chúc mừng tân Thứ trưởng, PGS.TS. Hoàng Minh Sơn
Tại buổi làm việc, lãnh đạo Tạp chí Giáo dục đã báo cáo một số thành tích nổi bật của Tạp chí Giáo dục trong những năm qua như sau:
Được Hội đồng Giáo sư Nhà nước đánh giá từ mức 0 – 1,0 từ năm 2020 (cho hai phiên bản với mã ISSN riêng, tiếng Việt, tiếng Anh).
Từ quý I/2017, Tạp chí đã đưa vào sử dụng chính thức Trang thông tin điện tử gồm có hai phiên bản tiếng Việt và tiếng Anh (Địa chỉ trang thông tin điện tử https://tapchigiaoduc.moet.gov.vn/). Tiếp đó, Tạp chí đã số hóa toàn bộ các bài báo khoa học từ năm 2011, đăng lên trang thông tin điện tử, tạo điều kiện cho các nhà nghiên cứu, bạn đọc quan tâm, tra cứu, tải; tạo điều kiện cho sự công khai, minh bạch các thông tin về các kết quả nghiên cứu khoa học. Đây cũng là một bước tiến quan trọng, cần thiết để tích cực hội nhập trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Về phiên bản xuất bản tiếng tiếng Việt: Tạp chí giáo dục (ISSN 2354-0753)
Từ năm 2016, Tạp chí Giáo dục thực hiện nghiêm chỉnh và đầy đủ các quy định theo Công văn số 37/HĐCDGSNN ngày 04/4/2016 của Hội đồng chức danh giáo sư Nhà nước về yêu cầu về chất lượng khoa học và thể thức đăng bài trong các tạp chí khoa học được tính điểm: bỏ phần ghi học hàm, học vị của tác giả trong bản in bài báo; các bài báo đăng đều có đầy đủ thông tin (tóm tắt bài báo bằng tiếng Anh, từ khóa bằng tiếng Anh, tài liệu tham khảo; bổ sung các thông tin cơ bản theo yêu cầu như ngày nhận bài, ngày sửa chữa, biên tập (sau phản biện), ngày duyệt đăng); không đăng quảng cáo, ảnh không liên quan đến nội dung các bài báo khoa học trong tạp chí (chỉ chọn một số chuyên đề, chuyển quảng cáo lên trang thông tin điện tử);
Ban hành và thực hiện từ năm 2015 quy trình hoạt động, quy trình biên tập, thẩm định, đăng bài báo khoa học một cách chặt chẽ, đúng quy định.
Từ quý II/2017, Tạp chí đã phối hợp, mời một số nhà khoa học, giáo sư của một số trường đại học nước ngoài về các lĩnh vực giáo dục toán học, giáo dục ngôn ngữ và văn học, đánh giá trong giáo dục,… tham gia vào Hội đồng biên tập (Đức: Han-Georg Weigand; Nhật Bản: Masaru Takiguchi; Pháp: Hamid Chaachoua; Đài Loan: Dorothy I-ru Chen; Thái Lan: Chokchai Yuenyong). Danh sách này sẽ được xem xét bổ sung, điều chỉnh hằng năm theo quy định của Tạp chí.
Năm 2018, Tạp chí Giáo dục đã mời 02 lượt nhà khoa học nước ngoài (GS. Masaru Takiguchi từ Nhật Bản; PGS.TS. Chokchai Yuenyong từ Thái Lan) tới báo cáo, tham gia toạ đàm, bồi dưỡng cho toàn bộ biên tập viên của Tạp chí Giáo dục về vấn đề Công bố quốc tế, xuất bản quốc tế,...
![]() |
![]() |
Về phiên bản xuất bản tiếng Anh, nhằm hội nhập quốc tế (xuất bản đến năm thứ tư): Vietnam Journal of Education (ISSN: 2588-1477)
Phiên bản tiếng Anh đã được Bộ Khoa học và Công nghệ cấp mã số quốc tế ISSN: 2588-1477 (thực hiện từ quý III/2017, khác với phiên bản tiếng Việt) và tên giao dịch quốc tế do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp là Vietnam Journal of Education.
Kế hoạch thực hiện xuất bản số báo tiếng Anh hằng năm là 04 số/năm (từ năm 2019).
Cấu trúc các bài báo được quy định giống như các bài báo đăng ở các tạp chí quốc tế có uy tín: (1) Introduction, (2) Literature review, (3) Methods and results, (4) Discussion and Conclusion, (5) References (chuẩn APA 6th),…
Việc thẩm định các bài báo được xét duyệt online và có các nhà khoa học nước ngoài tham gia thẩm định theo quy trình phản biện kín.
Tạp chí đã và đang nhận được các bài báo của các tác giả nước ngoài gửi tới.
Đến nay, Tạp chí đã xuất bản được 08 số báo phiên bản tiếng Anh (Vol. 01, tháng 11/2017 đến Vol. 07, tháng 12/2019 và Volume 4 - Issue 1, tháng 3/2020, với cấu trúc, quy định, chuẩn mới, bìa mới, Hội đồng biên tập mới,…).
Xuất bản, công bố online, full text của các bài báo trên website: https://tapchigiaoduc.moet.gov.vn/en/.
Từ quý IV năm 2019, các bài báo sẽ được gửi và phản biện thông qua hệ thống online submission (bằng email: submit.vje@moet.edu.vn). Trước đây quy trình nhận bài được dùng chung với hệ thống email của bản tiếng Việt.
Hội đồng biên tập của Vietnam Journal of Education (ISSN: 2588-1477) bao gồm nhiều nhà khoa học đầu ngành về lĩnh vực khoa học giáo dục trong nước, các nhà khoa học ở nước ngoài, các nhà khoa học người Việt Nam đang làm việc ở nước ngoài và đều có các công trình công bố quốc tế uy tín, nhiều nhà khoa học là các thành viên hội đồng biên tập của các tạp chí khoa học quốc tế uy tín về lĩnh vực khoa học giáo dục.
Một số thống kê về uy tín của các nhà khoa học trong Hội đồng như sau:
Số các Giáo sư, Phó |
Tổng số nhà khoa học trong Hội đồng biên tập |
Số nhà khoa học trong hội đồng cố vấn |
Số nhà khoa học nước ngoài |
Số nhà khoa học Việt Nam làm việc ở nước ngoài |
Chỉ số Scopus |
Số nhà khoa học có Scopus H-index lớn hơn 5 |
Số công trình công bố Scopus, WoS lớn nhất |
8 GS; |
15 |
4 |
7 |
3 |
14 |
2 |
60 |
Tổng số: |
19 nhà khoa học |
Tổng số nhà khoa học có cơ quan công tác là các Trường, Viện,… của nước ngoài: |
10 (50%) |
Tuyên bố về đạo đức nghiên cứu (là một vấn đề quan trọng trong nghiên cứu và công bố khoa học) trên website: https://tapchigiaoduc.moet.gov.vn/en/about/Publication-Ethics.html. Sử dụng phần mềm chống đạo văn Turnitin để quét các bài báo gửi đến nhằm đảm bảo các tuyên bố về đạo đức nghiên cứu.
Do đó, đối chiếu với các tiêu chí quy định của ACI đối với các tạp chí khoa học chuyên ngành, Vietnam Journal of Education (ISSN: 2588-1477) đã cơ bản đáp ứng đầy đủ (còn thiếu: hệ thống submit online và chỉ số DOI).
Ảnh 2. Tập thể cán bộ lãnh đạo, quản lí của Tạp chí Giáo dục tặng hoa chúc mừng và chụp ảnh lưu niệm cùng tân Thứ trưởng, PGS.TS. Hoàng Minh Sơn
Sau khi nghe Lãnh đạo Tạp chí Giáo dục báo cáo kết quả công tác, báo cáo đề xuất về chiến lược phát triển, những khó khăn, tồn tại và dự báo tình hình trong giai đoạn sắp tới, Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn ghi nhận những nỗ lực, kết quả đã đạt được của Tạp chí Giáo dục về công tác chuyên môn, công tác tổ chức. Tuy vậy, Thứ trưởng cũng có những chỉ đạo, gợi ý, giao nhiệm vụ cho tập thể lãnh đạo Tạp chí Giáo dục một số vấn đề:
Tạp chí Giáo dục cần có những nội dung, ấn bản, hình thức xuất bản phù hợp với xu thế hiện nay, xuất bản mở, online và đặc biệt phải nhằm thực hiện chức năng hỗ trợ quản lí nhà nước về giáo dục và đào tạo. Tạp chí Giáo dục cần có chuyên san phục vụ chức năng quản lí nhà nước, phục vụ đông đảo hơn, toàn ngành giáo dục hơn là chỉ phục vụ cơ bản lĩnh vực nghiên cứu về khoa học giáo dục như hiện nay.
Nhất trí về cơ bản với đề xuất nâng cao chất lượng của Tạp chí Giáo dục nhằm hội nhập quốc tế, cụ thể hơn là nhằm được chỉ mục trong Scopus với một lộ trình, kế hoạch cụ thể.
Cùng với việc chia sẻ khó khăn của Tạp chí Giáo dục, Thứ trưởng đã chỉ đạo tập thể lãnh đạo tạp chí phải xây dựng chiến lược phát triển, lấy mục tiêu tăng trưởng và phát triển bền vững, bám sát nhiệm vụ chính trị của đơn vị, của ngành làm nền tảng. Nhiệm vụ này sẽ giải quyết nhiệm vụ kép là uy tín và tăng trưởng, dựa trên giá trị nền tảng để xứng đáng với vị trí, chức năng, nhiệm vụ của cơ quan trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Nhất trí và yêu cầu Tạp chí Giáo dục phối hợp với Văn phòng, thông qua Trung tâm truyền thông của Bộ để lan toả các nghiên cứu có nhiều ảnh hưởng tới quản lí, chính sách về giáo dục và đào tạo.
Thứ trưởng, dưới sự chỉ đạo của Bộ trưởng, sẽ tiếp tục ủng hộ, giải quyết những đề nghị, khó khăn và đồng hành cùng Tạp chí Giáo dục trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chính trị tiếp theo của Tạp chí.
Tác giả bài viết: Tạp chí Giáo dục
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn