Ngay sau bài phát biểu khai mạc của cô giáo Lê Kim Anh, Bí thư chi Bộ, Hiệu trưởng Nhà trường, là hoạt động quyên góp tự nguyện của học sinh và cán bộ, giáo viên của toàn trường. Được biết, năm học trước, Nhà trường đã quyên góp được hơn 100 triệu đồng và toàn bộ số tiền ấy đã được chia sẻ cho các bạn nhỏ bị ung thư máu tại Viện huyết học truyền máu Trung ương và các hoạt động từ thiện khác. Đợt quyên góp nhân dịp “Trung thu yêu thương- Kết nối trái tim” năm học 2019-2020 cũng được sự quan tâm, ủng hộ của rát đông đảo học sinh, cán bộ, giáo viên của Nhà trường tham gia. Theo Ban Giám hiệu Nhà trường, toàn bộ số tiền quyên góp được trong đợt này sẽ được chuyển qua “chuyến tàu yêu thương của trường THCS Cầu Giấy” đến với các bạn nhỏ người dân tộc Dao để góp phần xây 02 phòng học và 01 phòng lưu trú cho các bạn nhỏ người dân tộc Dao tại thôn Khư Phá, xã Ngàm Đăng Vài, huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang.
Tiếp đó, sau các tiết mục kịch, với sự tham gia của chú Hề, của các vai diễn chú Cuội, … các hoạt động thi trang trí, nấu ăn, thuyết trình về chủ đề của các lớp, … được diễn ra sôi động và hấp dẫn.
Trong khuôn viên Nhà trường, thầy và trò và nhiều phụ huynh học sinh được thưởng thức những món ăn phong phú, được hòa mình vào những trò chơi dân gian thật vui nhộn, được hưởng tình yêu thương, sự quan tâm mà bố mẹ và thầy cô.
Hoạt động thiết kế, trang trí gian hàng trung thu theo chủ đề giúp học sinh tìm hiểu về một ngày Tết thiếu nhi truyền thống của dân tộc với những món ăn mang phong cách quê hương như bánh nướng, bánh cốm làng Vòng, …. Nhiều đồ chơi Trung thu cũng được học sinh làm, bày, trang trí đẹp mắt như đèn ông sao, đèn lồng, … Trong mỗi gian hàng của mỗi lớp đều có những phong cách riêng, được thiết kế và trưng bày theo chủ đề. Đặc biệt nhất của mỗi gian hàng chính là mâm hoa quả tết Trung thu. Mỗi mâm hoa quả được lấy ý tưởng rất đặc sắc, thể hiện cái nhìn riêng, ý tưởng sáng tạo, trong sáng của mỗi lớp, hướng tới chủ đề chung của nhà trường như: biển đảo quê hương; tổ quốc Việt Nam; Trung thu nhớ Bác; Kết nối yêu thương; ...
Một hoạt động cũng rất sôi nổi, góp phần rèn luyện và bồi dưỡng tư duy kinh tế và khởi nghiệp cho học sinh là hoạt động của hội chợ. Các lớp sẽ phải lên phương án và chọn lựa một số món hàng hoá để “kinh doanh”. Các món hàng phải phù hợp với túi tiền và sở thích của học sinh, phù hợp với ngày Hội chợ. Các lớp còn phải lưu ý việc bày trí cho dễ thấy, dễ lấy, dễ kiểm đếm. Học sinh còn phải nhờ bố mẹ đi đổi tiền lẻ để tiện cho việc trả lại cho “khách hàng”. Học sinh còn lên cả các phương án nếu mặt hàng nào có nhu cầu thì phải có người phụ trách đi lấy ở đâu, mặt hàng nào có nguy cơ khó bán thì xử lí như thế nào,…
Mỗi lớp đều chia các nhóm tham gia các nội dung khác nhau của Lễ Trung thu như nhóm Văn hoá-Văn nghệ, Nhóm Hội chợ, nhóm Trang trí,… Tất cả các hoạt động đó được diễn ra liên tục, song song, trong thời gian ngắn vì nhà trường không muốn kéo dài, gây ảnh hưởng tới các hoạt động giáo dục và dạy học khác. Do vậy, một không khí tích cực chuẩn bị diễn ra từ hai ngày cuối tuần trước cho tới sáng ngày thứ 4 là các lớp phải hoàn thành (trong vòng 4 ngày). Cô giáo, thầy giáo chủ nhiệm, học sinh, phụ huynh các lớp đều rất tích cực, chủ động và hợp tác nhằm tạo một ngày hội bổ ích, hiệu quả và đạt mục tiêu giáo dục.
Hoạt động giáo dục truyền thống nhân dịp Trung thu năm nay cũng đang được tổ chức ở nhiều các nhà trường trên địa bàn Hà Nội cũng như cả nước. Với cách thức tổ chức và sự ủng hộ nhiệt tình của học sinh và phụ huynh như ở Trường THCS Cầu Giấy, học sinh sẽ được phát triển toàn diện về Đức - Trí - Thể - Mỹ.
Một số hình ảnh tại Ngày hội:
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Nguồn tin: Tạp chí Giáo dục
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn