BẢN TIN THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG TỈNH TÂY NINH Số 01, năm 2018

Thứ tư - 23/01/2019 20:36

BẢN TIN
THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG TỈNH TÂY NINH
Số 01, năm 2018

PHẦN I
MỘT SỐ THÔNG TIN THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG

 

1. Dân số từ 15 tuổi trở lên và lực lượng lao động
      Năm 2018, dân số từ 15 tuổi trở lên ở Tây Ninh là 896,8 nghìn người, tăng 5,8% so với năm 2017. Trong đó, dân số nam là 449,2 nghìn người (chiếm50,1%) và dân số nữ là 447,7 nghìn người (chiếm 49,1%); dân số thành thị là 201,7 nghìn người (chiếm 22,5%) và dân số nông thôn là 695,2 nghìn người (chiếm 77,5%). Giai đoạn 2014-2018, dân số từ 15 tuổi trở lên có xu hướng tăng khá từ 850,7 nghìn người lên 896,8 nghìn người, với mức tăng 0,64%/năm.
    Quy mô lực lượng lao động (LLLĐ) từ 15 tuổi trở lên là 690,9 nghìn người, tăng 4,93% so với năm 2017. Trong đó, LLLĐ nam tăng 6%, LLLĐ nữ tăng 3,67%, LLLĐ thành thị tăng 5,08% và LLLĐ nông thôn tăng 4,89% so với năm 2017. Giai đoạn 2014-2018, LLLĐ tăng nhẹ từ 634,8 nghìn người lên 690,9 nghìn người, với tốc độ tăng 0,32%/năm.

1

     Tỷ lệ tham gia LLLĐ của dân số từ 15 tuổi trở lên ở Tây Ninh luôn giữ ở mức cao. Năm 2018, tỷ lệ tham gia LLLĐ là 77%, giảm 0,3 điểm % so với năm 2017 và tăng 2,41 điểm % so với năm 2014.

Biểu 1. Quy mô và tỷ lệ tham gia LLLĐ của dân số từ 15 tuổi trở lên

Năm

2014

2017

2018

 
 

1. Dân số 15 tuổi trở lên (nghìn người)

850.7

847.7

896.8

 

Nam

411.9

422.3

449.2

 

Nữ

438.7

425.4

447.7

 

Thành thị

135.3

193.9

201.7

 

Nông thôn

715.4

653.8

695.2

 

2. Lực lượng lao động (nghìn người)

634.8

658.4

690.9

 

Nam

347.7

356.6

378.0

 

Nữ

287.1

301.8

312.9

 

Thành thị

94.7

138.0

145.0

 

Nông thôn

540.2

520.4

545.8

 

3. Tỷ lệ tham gia LLLĐ (%)

74.6

77.7

77.0

 

Nguồn: Năm 2014,2017, Số liệu thống kê dân số và lao động theo địa phương,Tổng cục thống kê.
Năm 2018, tính toán từ bộ số liệu Điều tra LĐVL quý 2/2018, Tổng cục thống kê         

     Trình độ CMKT của LLLĐ khá thấp, nhưng đã có những cải thiện trong vòng 2 năm qua. Năm 2018, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo có bằng cấp/chứng chỉ từ 3 tháng trở lên chiếm 13,3% trong tổng LLLĐ, tăng 0,7 điểm % so với năm 2017. Tuy nhiên, tỷ lệ lao động có bằng cấp/chứng chỉ theo các cấp trình độ vẫn còn bất hợp lý. Tỷ lệ lao động có trình độ đại học trở lên trong tổng LLLĐ chiếm 4,9%, trong khi số có trình độ cao đẳng chỉ là 1,8%, trung cấp là 2,1%, sơ cấp là 4,6%.

Hình 1. Quy mô LLLĐ theo trình độ CMKT, 2017 và 2018

Đơn vị: 1000 người

Nguồn: Tính toán từ bộ số liệu Điều tra LĐVL 2017, quý 2/2018, Tổng cục thống kê

2. Việc làm
     Năm 2018, Tây Ninh có 675,9 nghìn lao động có việc làm, tăng 25,4 nghìn người (9,9%) so với năm 2017. Trong đó, có 372,8 nghìn lao động nam (chiếm 55,2% tổng việc làm) và 303,1 nghìn lao động nữ (chiếm 44,8%); lao động có việc làm ở thành thị là 143,9 nghìn người, tăng 8,1 nghìn người (6%); ở nông thôn là 532 nghìn người, tăng 17,3 nghìn người (3,4%) so với năm 2017.

Biểu 2. Quy mô việc làm phân theo giới tính và thành thị/nông thôn, giai đoạn 2014-2018

Năm

2014

2017

2018

1. Chung (người)

631.4

650.5

675.9

Giới tính

     

Nam

347.2

352.8

372.8

Nữ

284.2

297.7

303.1

Thành thị/nông thôn

 

   

Thành thị

93.0

135.8

143.9

Nông thôn

538.4

514.7

532.0

Nguồn: Năm 2014, 2017, Số liệu thống kê dân số và lao động theo địa phương, Tổng cục thống kê
Năm 2018, tính toán từ bộ số liệu Điều tra LĐVL quý 2/2018, Tổng cục thống kê

     - Xét theo vị thế việc làm, thị trường lao động (TTLĐ) Tây Ninh có nhiều chuyển biến tích cực. Tỷ trọng lao động làm công hưởng lương và chủ cơ sở tăng, trong khi tỷ trọng lao động tự làm và lao động hộ gia đình giảm trong 5 năm qua. Số lao động làm công hưởng lương và chủ cơ sở đã tăng từ 311,1 nghìn người năm 2014 lên 363,8 nghìn người năm 2018, tăng 4,6 điểm %. Số lao động tự làm và lao động hộ gia đình giảm từ 320,3 nghìn người năm 2014 xuống còn 312,1 nghìn người năm 2018, giảm 4,6 điểm %.

Biểu 3. Quy mô việc làm theo vị thế việc làm, giai đoạn 2014-2018

Đơn vị: 1000 người

Vị thế việc làm

2014

2017

2018

Chủ cơ sở

12.1

7.8

6.0

Tự làm

232.3

222.7

231.6

LĐ hộ gia đình

88.0

72.4

80.5

LĐ LCHL

299.0

347.7

357.8

Nguồn: Tính toán từ bộ số liệu Điều tra LĐVL 2014, 2017, quý 2/2018, Tổng cục thống kê

     - Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu nghề nghiệp theo hướng ngày một tiến bộ hơn. Tỷ trọng lao động giản đơn đã giảm nhanh, từ 39,9% năm 2017 xuống 35,4% năm 2018, giảm 4,42 điểm %. Nhóm lao động có kỹ thuật trong NLTS cũng giảm từ 5,4% năm 2017 xuống còn 2,2% năm 2018, giảm 3,2 điểm %. Ngược lại, lao động có CMKT bậc trung trở lên tăng từ 7% năm 2017 lên 7,3% năm 2018, tăng 0,3 điểm %. Lao động ở các nhóm nghề còn lại cũng có xu hướng tăng.

Hình 2. Quy mô việc làm phân theo nghề, 2017 và 2018

Đơn vị: 1000 người

Nguồn: Tính toán từ bộ số liệu Điều tra LĐVL 2017, quý 2/2018

     - Trong 5 năm qua, chuyển dịch cơ cấu việc làm của Tây Ninh khá tích cực theo hướng giảm mạnh tỷ trọng việc làm trong ngành nông nghiệp và tăng tỷ trọng việc làm ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ. Năm 2014, tỷ trọng việc làm trong ngành NLTS là 42,2% đã giảm xuống còn 29% năm 2018. Ngược lại, tỷ trọng việc làm trong ngành công nghiệp đã tăng từ 27,1% năm 2014 lên 34,7% năm 2018 và ngành dịch vụ tăng từ 30,6% năm 2014 lên 36,3% năm 2018.

Hình 3. Tỷ trọng việc làm trong 3 ngành kinh tế, giai đoạn 2014-2018

Đơn vị:%

Nguồn: Năm 2014-2017, Số liệu thống kê dân số và lao động theo địa phương, Tổng cục thống kê
Năm 2018, Tính toán từ bộ số liệu Điều tra LĐVL quý 2/2018, Tổng cục thống kê

3. Thất nghiệp và thiếu việc làm
     Năm 2018, tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động ở Tây Ninh là 2,4%, cao hơn so với tỷ lệ thất nghiệp chung của cả nước là 2,19%. Trong đó, tỷ lệ thất nghiệp thành thị là 1,5%, tỷ lệ thất nghiệp thanh niên là 0,9% - khá thấp.
    Tỷ lệ thiếu việc làm toàn tỉnh là 0,28%. Trong đó, tỷ lệ thiếu việc làm của nam là 0,2%, tỷ lệ thiếu việc làm của nữ là 0,4%; tỷ lệ thiếu việc làm nông thôn là 0,11%.

2

 

PHẦN II
TÌNH HÌNH KẾT NỐI CUNG - CẦU LAO ĐỘNG TỈNH TÂY NINH NĂM 2018

     Theo thống kê số liệu cung - cầu lao động năm 2018, tổng số doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Tây Ninh là 3.848 doanh nghiệp (tăng gấp 1,5 lần so với năm 2013). Tổng số lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp là 190.613 lao động, trong đó, số lao động ngoài tỉnh là 37.943 lao động (chiếm 19,9% tổng số lao động đang làm việc trên địa bàn tỉnh). Về nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh năm 2018 như sau:
1. Theo ngành kinh tế
     Công nghiệp - Xây dựng là ngành có nhu cầu tuyển dụng nhiều nhất với 135.762 lao động (chiếm 71,2% tổng số nhu cầu lao động); tiếp đến các doanh nghiệp thuộc ngành Dịch vụ: 45.193 lao động (chiếm 23,7%), và thấp nhất các doanh nghiệp thuộc ngành Nông, Lâm nghiệp và Thủy sản: 9.658 lao động (chiếm 5,1%).

Biểu đồ 1: Cơ cấu lao động làm việc trong các doanh nghiệp theo 3 nhóm ngành kinh tế chính năm 2018

Đơn vị:%

Nguồn: Kết quả cập nhật thông tin của Trung tâm Dịch vụ việc làm Tây Ninh

2. Theo nhóm nghề nghiệp
     Xét về lao động làm việc trong các doanh nghiệp thì nhóm Lao động giản đơn vẫn chiếm nhiều nhất: 71.595 người (ứng với tỷ trọng chiếm 64,5% tổng số); tiếp đến là nhóm Lao động có kỹ năng trong ngành phi nông nghiệp với 13.388 người (chiếm 12,1% tổng số); tiếp đến là nhóm Nhân viên trợ lý văn phòng/ dịch vụ và bán hàng với 9.129 người (chiếm 8,2% tổng số)… và thấp nhất là nhóm Nhà lãnh đạo trong các đơn vị với 4.426 người (chiếm 4% tổng số).

Biểu đồ 1: Cơ cấu lao động làm việc trong các doanh nghiệp theo nhóm nghề chính năm 2018

Đơn vị: %

Nguồn: Kết quả cập nhật thông tin của Trung tâm Dịch vụ việc làm Tây Ninh

3. Theo trình độ chuyên môn kỹ thuật
     Năm 2018, nhóm lao động không có trình độ CMKT được tuyển dụng nhiều nhất là 12.150 người (chiếm 46,67% tổng số tổng nhu cầu tuyển dụng); tiếp đến là nhóm lao động có chứng chỉ nghề dưới 3 tháng: 5.892 người (chiếm 22,6%) và nhóm công nhân kỹ thuật không bằng nghề/ chứng chỉ: 3.976 người (chiếm 15,3%). Nhu cầu tuyển dụng đối với các nhóm lao động còn lại không nhiều, giao động từ 3% đến 4% tổng nhu cầu tuyển dụng.

Biểu đồ 2: Nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp theo trình độ CMKT năm 2018

Đơn vị:%

Nguồn: Kết quả cập nhật thông tin của Trung tâm Dịch vụ việc làm Tây Ninh

     Cũng trong năm 2018, Trung tâm DVVL Tây Ninh đã tổ chức được 13 phiên giao dịch việc làm với 93 đơn vị, doanh nghiệp tham gia; đã có 2.365 lao động đã được tuyển dụng tại sàn giao dịch việc làm. Ngoài ra, Trung tâm đã tư vấn việc làm - học nghề cho 18.727 lao động (tăng 10,1% so với năm 2017).

 

PHẦN III
MỘT SỐ HÀM Ý CHÍNH SÁCH

 

     Cũng như các tỉnh khác, năm 2019 có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc hoàn thành các mục tiêu kế hoạch nhiệm kỳ 2015-2020. Theo dự báo tình hình thế giới và trong nước có nhiều thuận lợi, nhưng cũng có không ít khó khăn, thách thức đan xen nhau. Để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tăng trưởng việc làm, nâng cao năng suất, chất lượng việc làm và phát triển TTLĐ trên địa bàn tỉnh, lãnh đạo tỉnh và các cấp/ngành, đặc biệt là ngành Lao động - Thương binh và Xã hội cần có những giải pháp đồng bộ và chỉ đạo quyết liệt hơn trong quá trình thực thi, trong đó, quan tâm hơn nữa đến một số vấn đề trọng tâm sau đây:
     1) Về hệ thống thông tin TTLĐ
     Cải thiện và tổ chức tốt hơn nữa hệ thống thông tin TTLĐ từ khâu thu thập thông tin, phân tích dữ liệu về TTLĐ, cũng như phương pháp dự báo nhu cầu lao động. Tổ chức lại và nâng cao năng lực của hệ thống trung tâm dịch vụ việc làm nhằm tăng cường sự liên kết, chia sẻ thông tin, hỗ trợ  trong công tác cung ứng và tuyển dụng lao động cho các doanh nghiệp.
     2) Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
     Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thông qua tăng tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp/chứng chỉ, đổi mới đào tạo để có những kỹ năng mới, tiêu chuẩn mới hiện đại tiên tiến đáp ứng yêu cầu của ngành/doanh nghiệp.
     3) Nâng cao chất lượng việc làm
     Chính sách việc làm nên được điều chỉnh theo hướng ưu tiên phát triển việc làm trong lĩnh vực Công nghiệp, giảm bớt các nghề giản đơn, tập trung đầu tư vào các việc làm có chất lượng, yêu cầu trình độ CMKT của người lao động. Đẩy mạnh tạo việc làm có chất lượng cao cho các doanh nghiệp, khu công nghiệp, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp và nền kinh tế, tăng thu nhập cho người lao động.
     Khuyến khích doanh nghiệp trong nước tham gia thị trường và phát triển để tiếp tục thu hút các doanh nghiệp nước ngoài mới, quy mô lớn. Để thực hiện, đầu tiên có thể tiếp tục nới lỏng các biện pháp kiểm soát của nhà nước đối với yếu tố sản xuất. Tiếp đến cần tiếp tục nới lỏng quy định về sử dụng đất để tạo điều kiện cho doanh nghiệp chọn địa bàn gần các thị trường đầu vào và đầu ra; đơn giản hóa thủ tục sẽ giúp doanh nghiệp tham gia thị trường, từ đó tạo thêm việc làm...
     4) Về thúc đẩy việc làm đầy đủ và bền vững
     Cần đẩy mạnh giải quyết việc làm thông qua các chương trình phát triển KT-XH cụ thể của tỉnh gắn với chiến lược phát triển kinh tế của vùng; cải thiện môi trường cạnh tranh và thúc đẩy phát triển doanh nghiệp.
     Hệ thống nông - lương của Việt Nam hiện đã là một nguồn tạo việc làm phi nông nghiệp ở nông thôn và có tiềm năng sinh lợi nhiều hơn nữa nếu khai thác được một số xu hướng lớn. Trong hệ thống nông - lương không chỉ có nông nghiệp dù đó là yếu tố chính, mà còn có một loạt các việc làm trong lĩnh vực chế biến, dịch vụ, chẳng hạn như đầu vào, dịch vụ nông nghiệp, bảo quản thực phẩm, chế biến thực phẩm, công nghiệp - nông nghiệp, dịch vụ phân phối.

3

 

Mọi thông tin xin liên hệ:
Trung tâm Dịch vụ việc làm Tây Ninh
Địa chỉ: Số 1291, khu phố Hiệp Nghĩa, phường Hiệp Ninh, TP. Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh
Số điện thoại: 0276.3822.621;
Fax: 066.3825.147
Email: dvvltayninh@gmail.com
Website: http://vltayninh.vieclamvietnam.gov.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Hỗ trợ

Bạn thấy website này như thế nào?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây