BẢN TIN THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG TỈNH THANH HÓA

Thứ sáu - 29/03/2019 09:58

THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG QUÝ I VÀ DỰ BÁO NHU CẦU NHÂN LỰC
QUÝ II NĂM 2019 TẠI THANH HÓA

Bản tin số 4

     Quý I năm 2019, mặc dù vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức, nhưng với quyết tâm cao của Đảng bộ, Chính quyền, doanh nghiệp và nhân dân toàn tỉnh, tình hình kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng tỉnh Thanh Hóa đã đạt kết quả toàn diện trên tất cả lĩnh vực. Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) của Thanh Hóa ước đạt 24,8%, là mức tăng trưởng cao nhất từ trước đến nay, gấp hơn 3,3 lần tăng trưởng của cùng kỳ năm ngoái (7,43%). Cơ cấu các ngành kinh tế trong GRDP chuyển dịch tích cực, dự án lọc hóa dầu Nghi Sơn và các dự án công nghiệp lớn duy trì hoạt động ổn định đã góp phần thúc đẩy thị trường lao động phát triển sôi động. Đây sẽ là nền tảng quan trọng cho phát triển thị trường lao động quý II và cả năm 2019.
I. Diễn biến thị trường lao động quý I năm 2019
     Quý I/2019, có 456 doanh nghiệp đến Trung tâm DVVL Thanh Hóa tuyển dụng, với nhu cầu tuyển dụng là 15.020 lao động. Tại Trung tâm DVVL cũng ghi nhận tổng số lao động đến tìm việc làm là 4.219 lượt người. Nhu cầu nhân lực của doanh nghiệp và nhu cầu tìm việc làm của lao động cụ thể như sau:
1. Nhu cầu nhân lực
     Quý I/2019, tổng nhu cầu tuyển dụng lao động của doanh nghiệp là 15.020 lao động, trong đó, nhu cầu lao động trong tháng 1 là 4.579 người (chiếm 30,49% tổng nhu cầu lao động cả quý), đến tháng 2, nhu cầu lao động giảm còn 2.507 người (giảm 13,79% so với tháng 1), và tăng mạnh lên 7.934 người vào tháng 3 (tăng 22,34% so với tháng 1 và 36,13% so với tháng 2).
     
Theo ngành kinh tế: nhóm doanh nghiệp dệt may - giày da - nhựa - bao bì có nhu cầu tuyển dụng nhiều nhất, 12.476 lao động - chiếm 83,06% tổng nhu cầu lao động cả quý. Nhu cầu lao động của các nhóm doanh nghiệp còn lại khoảng 16,94%, trong đó ngành kiến trúc - kỹ thuật công trình xây dựng có nhu cầu tuyển dụng 692 lao động (chiếm 4,61%); ngành nông lâm nghiệp thủy sản có nhu cầu quyển dụng 520 lao động (3,46%); các ngành còn lại có nhu cầu tuyển dụng không đáng kể, đều dưới 3% tổng nhu cầu lao động.
     Trong vòng 3 tháng qua, xét theo cơ cấu, nhu cầu tuyển dụng lao động tăng nhẹ ở 3 nhóm ngành: (i) dệt may - giày da - nhựa - bao bì; (ii) kiến trúc - kỹ thuật công trình xây dựng và (iii)
Vận tải - Kho bãi - Xuất nhập khẩu. Ngược lại, nhu cầu tuyển dụng lao động ở nhóm “kinh doanh - bán hàng” giảm mạnh. Một số nhóm còn lại có nhu cầu tuyển dụng không ổn định.

Biểu 1. Quy mô và cơ cấu lao động cần tuyển dụng phân theo nhóm ngành kinh tế, quý I/2019

STT

Ngành

Chung

T1/2019

T2/2019

T3/2019

I

Quy mô (người)

15020

4579

2507

7934

II

Cơ cấu (%)

100.00

100.00

100.00

100.00

1

Dệt may - Giầy da - Nhựa - Bao bì

83.06

81.98

82.89

83.74

2

Kiến trúc - Kỹ thuật công trình XD

4.61

3.69

3.75

5.41

3

Nông - Lâm nghiệp - Thủy sản

3.46

3.36

1.68

4.08

4

Kinh doanh - Bán hàng

2.30

5.02

3.51

0.35

5

Vận tải - Kho bãi - Xuất nhập khẩu

2.01

1.35

1.91

2.42

6

Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn

0.98

0.98

0.96

0.98

7

Dầu khí - Địa chất

0.50

0.50

0.44

0.52

8

Ngành khác (Bưu chính viễn thông, cơ khí, tự động hóa, dịch vụ phục vụ, công nghệ sinh học, Công nghệ thực phẩm …)

3.08

3.10

4.87

2.50

Nguồn: Trung tâm DVVL Thanh Hóa

     Theo nghề: doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng lao động giản đơn nhiều nhất, 12.767 người - chiếm 85% tổng nhu cầu lao động của quý 1/2019. Nhu cầu tuyển dụng lao động đối với 8 nhóm nghề còn lại là 2.544 người, trong đó, chủ yếu ở các nhóm: nhân viên (chiếm 2,48%), thợ thủ công có kỹ thuật và thợ khác (chiếm 2,42%), lao động có kỹ thuật trong nông lâm thuỷ sản (chiếm 2,28%), CMKT bậc trung (chiếm 2,15%). Nhu cầu tuyển dụng ở các nhóm nghề còn lại không nhiều, đặc biệt, nhu cầu tuyển dụng các nghề quản lý, lãnh đạo rất thấp, chưa đến 2% trong tổng số nhu cầu lao động của các doanh nghiệp đến tuyển dụng tại Trung tâm DVVL Thanh Hoá.

Hình 1. Quy mô và cơ cấu lao động cần tuyển dụng phân theo nghề, quý I/2019

Nguồn: Trung tâm DVVL Thanh Hóa

     Theo trình độ CMKT: nhu cầu tuyển dụng lao động có trình độ CMKT không nhiều, chiếm 14,64% tổng nhu cầu tuyển dụng. Trong đó, nhu cầu tuyển dụng lao động có trình độ sơ cấp nghề, chiếm 8,42%; trung cấp nghề chiếm 4,27%; cao đẳng chiếm 0,39%; đại học trở lên chiếm 1,56%. Ngược lại, nhu cầu tuyển dụng lao động không có trình độ CMKT rất cao, chiếm 85,36% tổng nhu cầu tuyển dụng. Tuy nhiên, trong vòng 3 tháng qua, xét theo cơ cấu, nhu cầu tuyển dụng lao động có trình độ sơ cấp nghề có xu hướng tăng (từ 6,07% vào tháng 1 đã tăng lên 10,51% vào tháng 3); Ngược lại, nhu cầu tuyển dụng lao động không CMKT CMKT có xu hướng giảm (từ 90,15% giảm còn 84,17%).
     
Theo kinh nghiệm làm việc: nhu cầu tuyển dụng lao động có kinh nghiệm làm việc không nhiều, chiếm 14,64% tổng nhu cầu tuyển dụng, trong đó, nhu cầu tuyển dụng lao động có kinh nghiệm dưới 1 năm là 8,42%, có kinh nghiệm từ 1-3 năm chiếm 4,66%, có kinh nghiệm trên 3 năm, chiếm 1,56%. Ngược lại, nhu cầu tuyển dụng lao động không cần kinh nghiệm làm việc khá cao, chiếm 85,36% tổng nhu cầu tuyển dụng.

Hình 2. Quy mô và cơ cấu lao động cần tuyển dụng phân theo trình độ CMKT (%)

Hình 3. Quy mô và cơ cấu lao động cần tuyển dụng phân theo kinh nghiệm làm việc (%)

Nguồn: Trung tâm DVVL Thanh Hóa

2. Nhu cầu tìm việc
     Quý I/2019, tổng số lao động có nhu cầu đến tìm việc tại Trung tâm DVVL Thanh Hoá là 4.219 người, trong đó, tổng số lao động đến tìm việc trong tháng 1 là 1.455 người (chiếm 34,49% tổng lao động đến tìm việc toàn quý), tháng 2 là 981 người (chiếm 23,25%), tháng 3 là 1.783 người (chiếm 42,26%).
     
Theo ngành kinh tế: nhu cầu tìm việc chủ yếu tập trung ở nhóm ngành dệt may - giày da - nhựa - bao bì, 1.898 người - chiếm 44,99% tổng số lao động đến tìm việc. Tiếp đến là nhóm lao động kiến trúc - kỹ thuật công trình xây dựng, 322 người - chiếm 7,63%; nhóm lao động kinh doanh - bán hàng, 309 người - chiếm 7,32%; nhóm lao động nông - lâm - thuỷ sản, 241 người, chiếm 5,71%; nhóm điện - điện lạnh - điện công nghiệp, 186 người, chiếm 4,41%; nhóm du lịch - nhà hàng - khách sạn, 181 người, chiếm 4,29%...
     Trong vòng 3 tháng qua, xét theo cơ cấu, nhu cầu tìm việc của lao động tăng nhẹ ở 3 nhóm ngành: (i) điện - điện lạnh - điện công nghiệp; (ii) dịch vụ thông tin tư vấn - chăm sóc khách hàng, (iii) dịch vụ phục vụ. Ngược lại, nhu cầu tìm việc giảm nhẹ ở 2 nhóm ngành: du lịch - nhà hàng - khách sạn và mộc - mỹ nghệ - tiểu thủ công nghiệp. Đối với nhóm ngành có quy mô lao động đến tìm việc nhiều nhất là “dệt may - giày da - nhựa - bao bì”, cơ cấu lao động đến tìm việc không có xu hướng ổn định.

Biểu 2. Quy mô và cơ cấu lao động đến tìm việc
phân theo ngành kinh tế, quý I/2019

STT

Ngành

Chung

T1/2019

T2/2019

T3/2019

I

Quy mô (người)

4219

1455

981

1783

II

Cơ cấu (%)

100.00

100.00

100.00

100.00

1

Dệt may - Giầy da - Nhựa - Bao bì

44.99

44.95

53.92

40.10

2

Kiến trúc - Kỹ thuật công trình xây dựng

7.63

6.94

5.71

9.25

3

Kinh doanh - Bán hàng

7.32

10.38

4.99

6.11

4

Nông - Lâm nghiệp - Thủy sản

5.71

5.36

3.87

7.01

5

Điện - Điện lạnh - Điện công nghiệp

4.41

3.09

3.16

6.17

6

Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn

4.29

5.84

4.99

2.64

7

Nhân sự - Hành chính văn phòng

4.20

3.30

3.26

5.44

8

Kế toán - Kiểm toán

2.54

2.47

2.65

2.52

9

Dịch vụ thông tin tư vấn - Chăm sóc khách hàng

2.54

1.72

2.75

3.08

10

Mộc - Mỹ nghệ - Tiểu thủ công nghiệp

2.42

3.09

2.24

1.96

11

Marketing - Quan hệ công chúng

1.52

1.72

1.22

1.51

12

Dịch vụ phục vụ (giúp việc nhà, bảo vệ…)

1.47

0.41

1.83

2.13

13

Cơ khí - Tự động hóa

1.37

0.89

0.82

2.08

14

Khác

9.60

9.83

8.57

9.98

Nguồn: Trung tâm Dịch vụ việc làm Thanh Hóa

     Theo trình độ CMKT: 50,94% lao động đến tìm việc có trình độ từ sơ cấp trở lên, trong đó, 10,69% lao động đến tìm việc có trình độ đại học trở lên, 12,66% có trình độ cao đẳng, 18,04% có trình độ trung cấp và 9,58% có trình độ sơ cấp. Ngược lại, có tới 49,04% lao động đến tìm việc không có trình độ CMKT.
     
Theo kinh nghiệm làm việc: 47,5% lao động đến tìm việc đã từng có kinh nghiệm làm việc, trong đó, 21,43% có kinh nghiệm dưới 1 năm, 14,01% có kinh nghiệm từ 1-3 năm và 11,97% có kinh nghiệm từ 3 năm trở lên. Ngược lại, vẫn còn một tỷ lệ lớn lao động đến tìm việc chưa có kinh nghiệm làm việc (52,6%).

Hình 4. Quy mô và cơ cấu lao động đến tìm việc phân theo trình độ CMKT (%)

Hình 5. Quy mô và cơ cấu lao động đến tìm việc theo kinh nghiệm làm việc (%)

Nguồn: Trung tâm DVVL Thanh Hóa

     Như vậy, trong quý I/2019, nhu cầu tuyển dụng lao động tại Thanh Hoá khá cao, quy mô tuyển dụng cao gấp 3,5 lần so với quy mô lao động đến tìm việc. Tuy nhiên, nhu cầu nhân lực chủ yếu vẫn ở nhóm không có CMKT (85,36%), không đòi hỏi kinh nghiệm (85,36%) đế làm những công việc giản đơn (85%), trong các ngành thâm dụng lao động, chủ yếu là dệt may - giày da - nhựa - bao bì (83,06%)... Lao động đến tìm việc tại Trung tâm DVVL Thanh Hoá chủ yếu là lao động phổ thông (49,04%), không có kinh nghiệm làm việc trước đó (52,6%), mong muốn làm việc trong các ngành như dệt may - giày da - nhựa - bao bì (44,99%), kiến trúc - kỹ thuật công trình xây dựng (7,63%), kinh doanh - bán hàng (7,32%)… Có thể thấy, nếu chỉ xét đơn thuần về quy mô, Trung tâm DVVL Thanh Hoá đã giúp doanh nghiệp kết nối thành công với hầu hết người đến tìm việc, nhưng cũng mới đáp ứng được khoảng 1/3 nhu cầu nhân lực trên toàn tỉnh. Trong quý II/2019, dự báo nhu cầu nhân lực tại Thanh Hoá tiếp tục tăng cao do doanh nghiệp chưa tuyển được lao động trong quý I tiếp tục tuyển dụng lao động vào quý II, cùng với nhu cầu nhân lực mới từ các doanh nghiệp mới đến tuyển dụng.
II. Dự báo nhu cầu nhân lực quý II năm 2019  
     Nhu cầu nhân lực trong quý II/2019 sẽ tăng cao hơn so với quý I, khoảng gần 20.000 lao động. Trong đó, một số ngành vẫn tiếp tục tuyển dụng nhiều lao động do chưa tuyển đủ vào quý trước như: ngành dệt may - giày da - nhựa - bao bì, kiến trúc - kỹ thuật công trình xây dựng và Vận tải - Kho bãi - Xuất nhập khẩu. Những ngành này sẽ tiếp tục tuyển dụng một lượng lớn lao động phổ thông, không đòi hỏi trình độ CMKT cũng như kinh nghiệm làm việc.
     Thêm vào đó, Thanh Hóa có tiềm năng phát triển mạnh về du lịch biển với 3 khu du lịch biển nổi tiếng là Sầm Sơn, Hải Tiến, Hải Hoà, đến quý II hàng năm, nhu cầu tuyển dụng nhân lực sẽ tăng mạnh ở một số ngành như du lịch - nhà hàng - khách sạn và các ngành phụ trợ như vận tải - kho bãi, kinh doanh…. Do đó, cũng như những năm trước, dự báo nhu cầu tuyển dụng nhân lực trong quý II/2019 tại Thanh Hoá trong những ngành này sẽ tăng cao, có thể cao đột biến. Tuy nhiên, nhân lực trong những ngành này vẫn chủ yếu làm việc ở các vị trí lao động phổ thông, nhân viên phục vụ, … không đòi hỏi CMKT, cũng như không yêu cầu cao về kinh nghiệm làm việc.
     Đồng thời, để tiếp tục phát triển một số ngành mũi nhọn, trọng điểm của tỉnh như vận tải hàng không (Cảng hàng không Thọ Xuân), phát triển du lịch, phát triển công nghiệp (khu công nghiệp Nghi Sơn)…, thị trường lao động Thanh Hóa vẫn tiếp tục tuyển dụng lao động có trình độ CMKT
, có kinh nghiệm làm việc với xu hướng ngày càng tăng về cả quy mô và cơ cấu trong tổng nhu cầu lao động của toàn tỉnh./.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Hỗ trợ

Bạn thấy website này như thế nào?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây